Năm 2023 mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?

03/02/2023
Năm 2023 mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
227
Views

Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang là lao động tự do tại địa phương và mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tuy nhiên chưa biết quy định pháp luật về nội dung này ra sao, mong được Luật sư hỗ trợ. Tôi muốn biết rằng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng những quyền lợi gì? Và quy định pháp luật về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu? Có phải rằng sẽ có đối tượng được hỗ trợ thêm mức đóng này hay không? Mong được giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện (Viết tắt: BHXH tự nguyện) là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình.

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/ 2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia BHXH tự nguyện. Và khi nào cần tham gia BHXH tự nguyện thì người lao động căn cứ theo đúng quy định nêu trên xem mình thuộc nhóm đối tượng nào để có thể đóng BHXH.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

* Chế độ hưu trí:

– Về lương hưu hằng tháng:

+ Điều kiện hưởng:

  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: 60 tuổi 03 tháng (nam nghỉ hưu năm 2021) và 55 tuổi 04 tháng (nữ nghỉ hưu năm 2021).
  • Có đủ 20 năm BHXH trở lên.

Mức hưởng lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trợ cấp một lần: Mỗi năm đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

– Về BHXH một lần:

+ Điều kiện hưởng:

  • Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định.
  • Tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Mức hưởng: Tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được:

  • 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thời gian đóng BHXH trước năm 2014.
  • 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.

Lưu ý: Trường hợp đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 01 năm thì hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Năm 2023 mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
Năm 2023 mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?

* Chế độ tử tuất:

– Trợ cấp mai táng:

+ Điều kiện: Áp dụng với trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên hoặc người đang hưởng lương hưu chết hoặc bị tuyên bố đã chết.

– Trợ cấp tuất: Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện chỉ được giải quyết tuất một lần.

+ Đối với thân nhân của người đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng, cứ mỗi năm:

  • 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thời gian đóng BHXH trước năm 2014.
  • 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.

Lưu ý: Nếu đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 01 năm:

  • Trợ cấp tuất = Số tiền BHXH đã đóng
  • Trợ cấp tối đa = 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
  • Nếu tham gia cả BHXH bắt buộc và tự nguyện: Trợ cấp tối thiểu = 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH

+ Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:

  • Hưởng 48 tháng lương hưu: Nếu người lao động chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu.
  • Cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng: Nếu người lao động chết vào những tháng sau đó.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 87 Luật BHXH Việt Nam 2014 quy định chi tiết mức đóng bảo hiểm xã hôi tự nguyện cho người lao động như sau: Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ Điều 10 và Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP và Thông báo 4447/TB-BHXH năm 2022, mức đóng BHXH tự nguyện của người lao động đang được tính theo công thức sau:

Mức đóng/tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện – Mức nhà nước hỗ trợ đóng

Trong đó:

– Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện của người lao động do người đó tự quyết định.

– Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện:

Từ ngày 01/01/2022, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/người/tháng, nên mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu có sự điều chỉnh.

+ Mức hỗ trợ được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn:

Hộ nghèo được hỗ trợ: 30% x 22% x 1.500.000 = 99.000 đồng/tháng

Hộ cận nghèo được hỗ trợ: 25% x 22% x 1.500.000 = 82.500 đồng/tháng

Các đối tượng khác được hỗ trợ: 10% x 22% x 1.500.000 = 33.000 đồng/tháng.

Khi Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian mà người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau thì người tham gia không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

Những đối tượng được hỗ trợ thêm mức đóng BHXH tự nguyện

Căn cứ Mục II Phụ lục 04 ban hành kèm Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND quy định các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại Hà Nội được hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện như sau:

“Người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/02/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ trường hợp đóng theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều 8 Chương III Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH), đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội, là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;

– Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố;

– Người lao động giúp việc gia đình;

– Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

– Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

– Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

– Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm);

– Người tham gia khác.

(Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo quy định tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 05/9/2021 của UBND Thành phố quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025).”

Theo đó, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định tại Quyết định 13/2021/QĐ-UBND, cụ thể như sau:

– Chuẩn hộ nghèo:

+ Khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

+ Khu vực thành thị: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.500.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

– Chuẩn hộ cận nghèo

+ Khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

+ Khu vực thành thị: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng ít hơn hoặc bằng 2.500.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Năm 2023 mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến việc tư vấn pháp lý về vấn đề thành lập công ty trọn gói cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp:

Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?

Người lao động có thể đến địa điểm sau để mua BHXH tự nguyện:
– Cơ quan BHXH cấp huyện nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú);
– Điểm thu, đại lý thu BHXH trên địa bàn mình ở.

Các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014 nêu rõ:
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.

Trợ cấp mai táng khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu?

Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở, dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.