Thời điểm đủ 5 năm liên tục tính như thế nào?

03/02/2023
Thời điểm đủ 5 năm liên tục tính như thế nào?
167
Views

Hiện nay việc tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục có ý nghĩa quan trọng đối với những đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm này. Căn cứ theo quy định hiện hành, khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục thì người tham gia sẽ nhận được nhiều quyền lợi khi đi khám chữa bệnh trái tuyến. Vậy cụ thể về mức hưởng và thời điểm đủ 5 năm liên tục tính như thế nào? Và sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục? Bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là bảo hiểm y tế 5 năm liên tục?

Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được hiểu là khi người tham gia bảo hiểm y tế có thời gian đóng 5 năm liên tiếp. Trong khoảng thời gian đóng 5 năm liên tiếp như vậy thì được phép gián đoạn tối đa 3 tháng.

Thời điểm người tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục sẽ được ghi nhận trực tiếp trên thẻ bảo hiểm y tế của người đó.

Căn cứ theo Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 về mẫu thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành việc ghi nhận thời gian 5 năm liên tục được quy định như sau:

– Người đã có đủ 05 năm tham gia bảo hiểm y tế liên tục tính đến ngày 01/01/2015 thì in từ ngày 01/01/2015.

– Từ ngày 01/01/2015 trở đi, người tham gia bảo hiểm y tế chưa đủ hoặc bắt đầu đủ 05 năm liên tục thì in từ ngày đầu tiên của năm thứ sáu.

Thời điểm đủ 5 năm liên tục tính như thế nào?

Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 5, Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định về việc tham gia BHYT liên tục và thời điểm tính hưởng BHYT đủ 5 năm liên tục như sau:

“d) Từ ngày 01/01/2016, thẻ BHYT cấp cho người tham gia phải thể hiện thời gian tham gia liên tục trước đó theo tháng, tối đa là 60 tháng, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và Điểm i, Khoản 3 Điều 1 Thông tư này. Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng. 

Người lao động được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài, thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian học tập hoặc công tác tại nước ngoài cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi;

Người lao động đi lao động tại nước ngoài, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT;

Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thì thời gian tham gia BHYT liên tục bao gồm thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.”

Thời điểm đủ 5 năm liên tục tính như thế nào?
Thời điểm đủ 5 năm liên tục tính như thế nào?

Cách tính thời điểm đủ 5 năm liên tục BHYT là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước trong vòng 05 năm. Trong thời gian tham gia được phép gián đoạn tuy nhiên tối đa không quá 03 tháng. Các trường hợp đặc biệt được quy định riêng như đã nêu tại Điều 5 của Thông tư này.

Riêng địa bàn Hà Nội hiện nay có quy định riêng về cách tính thời gian tham gia BHYT liên tục theo mục B Công văn 2777/BHXH như sau:

  • Trước ngày 01/01/2015 thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian tham gia không gián đoạn (trừ các trường hợp hưởng quyền lợi thẻ BHYT do quỹ BHXH đảm bảo: ốm đau dài ngày,thai sản,…). 
  • Từ ngày 01/01/2015 thời gian tham gia BHYT liên tục: gián đoạn không quá 03 tháng trong năm tài chính hoặc 02 năm tài chính không quá 3 tháng vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục.

Cần phải đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục?

Theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi của chế độ bảo hiểm y tế 5 năm liên tục khi có đủ các điều kiện sau:

– Đã tham gia bảo hiểm y tế từ đủ 5 năm liên tục: Được ghi nhận thời điểm đủ điều kiện ngay trên thẻ bảo hiểm y tế.

– Có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Số tiền đồng chi trả được hiểu là khoản tiền mà người bệnh phải cùng chi trả với cơ quan bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ % được hưởng trên thẻ bảo hiểm y tế.

– Khám chữa bệnh đúng tuyến.

Đối với điều kiện khám chữa bệnh đúng tuyến thì tại Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định về khám chữa bệnh đúng tuyến gồm các trường hợp sau:

+ Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám chữa bệnh được ghi trên thẻ bảo hiểm y tế

+ Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã hoặc tuyến huyện đến khám ở các cơ sở cùng tuyến trong cùng tỉnh;

+ Cấp cứu;

+ Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến;…

Thủ tục hưởng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định để được hưởng quyền lợi tối đa khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục, người bệnh cần thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám, chữa bệnh lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Chỉ cần thực hiện đúng thủ tục khám chữa bệnh thì không phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.

Trường hợp 2: Số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám, chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

– Đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế để yêu cầu thanh toán phần chi phí đồng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

– Cần chuẩn bị và mang theo các giấy tờ cụ thể như sau:

+ Thẻ bảo hiểm y tế.

+ Bản sao Giấy tờ tùy thân có ảnh.

+ Bản chính hóa đơn viện phí.

Có thể bạn quan tâm:

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thời điểm đủ 5 năm liên tục tính như thế nào chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thời điểm đủ 5 năm liên tục tính như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn soạn thảo mẫu đăng ký lại khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT đối với những đối tượng nào?

1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về BHYT quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?

Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.
Theo đó, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng; không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Bảo hiểm y tế được áp dụng với các đối tượng nhất định đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

Đi mua bảo hiểm y tế cần đem theo giấy tờ gì?

Công văn 3170/BHXH-BT Khi đi mua bảo hiểm y tế cần những giấy tờ như sau:
Đến điền tờ khai tham gia BHYT ( có mẫu sẵn)
Mang theo bản sao và bản chính Sổ hộ khẩu; CMND
Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.
Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh mức hưởng.
Trường hợp đã hiến bộ phận cơ thể người: bổ sung giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể người”.

4/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.