Mức cấp dưỡng đã thỏa thuận sau ly hôn có thay đổi được không?

19/10/2021
Mức cấp dưỡng
492
Views

Cấp dưỡng là việc được thực hiện khi không còn chung sống với nhau; và người được cấp dưỡng không có đủ điều kiện để duy trì cuộc sống; khó khăn; túng thiếu. Khi đó mức cấp dưỡng sẽ được các bên thỏa thuận sao cho có được sự hợp lý giữa hai bên. Tuy nhiên, sau này vì một vài lý do không thể đảm bảo thì có thể thay đổi mức đã thỏa thuận ban đầu hay không? Cũng giống như các thủ tục như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh;… vậy thủ tục xin thay đổi được thực hiện thế nào? Hãy cùng chúng tôi làm rõ qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nội dung tư vấn

Cấp dưỡng là gì?

Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Theo đó; để phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cần phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân; quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng;
  • Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau; hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên; hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu;
  • Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên; có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng đã thỏa thuận sau ly hôn có thay đổi được không?

Cấp dưỡng sẽ được thực hiện bằng tiền hoặc tài sản từ người có nghĩa vụ cấp dưỡng đảm bảo cho người được cấp dưỡng có đủ nhu cầu thiết yếu để sống và sinh hoạt.

Tại Khoản 1 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định; về mức cấp dưỡng như sau:

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Có thể thấy là mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận mà không có một con số cụ thể nào. Mức cấp dưỡng sẽ còn phụ thuộc vào khả năng của người thực hiện cấp dưỡng; và nhu cầu trên thực tế của người được cấp dưỡng.

Và mức cấp dưỡng cho con đã thỏa thuận khi ly hôn; hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án hoàn toàn có thể thay đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy; việc thay đổi mức cấp dưỡng hai bên có thể tiến hành thỏa thuận lại với nhau; trong trường hợp không tiến hành thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ; gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con
  • Bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án đã giải quyết cho vợ chồng ly hôn và vấn đề nuôi con chung;
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc Chứng minh nhân dân
  • Giấy tờ chứng minh các điều kiện: thu nhập
  • Các giấy tờ chứng minh khác có liên quan (Giấy tờ vay nợ, viện phí khám sức khỏe,…)

Bước 2. Nộp hồ sơ đến tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền

Bước 3. Tòa án thụ lý và giải quyết

Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sau đó nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Thẩm phán ra thông báo về việc thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án lập hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để làm rõ vụ án.

Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án; Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tòa án căn cứ vào hoàn cảnh thực tế; khả năng của các bên để xem xét chấp nhận hay bác yêu cầu về việc thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Mức cấp dưỡng đã thỏa thuận sau ly hôn có thay đổi được không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có các phương thức cấp dưỡng nào?

Pháp luật luôn tạo điều kiện cho các cá nhân và tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai bên; do đó phương thức cấp dưỡng cũng khá linh hoạt; có thể cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận.

Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chuyển giao cho người khác không?

Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình; có quan hệ huyết thống với nhau; là nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể mà không thể chuyển giao cho người khác.

Những khó khăn có thể xem xét xin thay đổi mức cấp dưỡng?

Việc thay đổi mức cấp dưỡng người cấp dưỡng phải chứng minh được trong thời gian cấp dưỡng xảy ra các khó khăn về:
– Mặt kinh tế;
– Các vấn đề khác liên quan như sụt giảm về mặt thu nhập;
– Là lao động chính trong gia đình cần nuôi dưỡng các thành viên khác;
– Các khoản nợ nần hoặc gặp vấn đề về sức khỏe, bệnh tật,…

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận