Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Tôi và chồng đang bàn nhau sắp tớ sẽ mua một chiếc ôtô chở hàng. Tuy nhiên thì đang phân vân không biết vợ hay chồng nên đứng tên xe. Cho nên tôi muốn được tư vấn xem mua xe thì vợ hay chồng nên đứng tên xe. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Mua xe nên đứng tên vợ hay chồng” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Mua xe nên đứng tên vợ hay chồng?
Theo quy định tại điều 34, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về luật hôn nhân gia đình, quy định về việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất…), song cũng không phải trong mọi trường hợp.
Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải…). Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng).
Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.”
Theo quy định, có thể thấy cả hai vợ chồng có thể cùng đứng tên trên giấy chứng nhận sở hữu xe. Luật hiện hành không quy định rằng vợ hay chồng nên đứng tên xe. Việc ai đứng tên xe sẽ phụ thuộc vào việc thỏa thuận của cả hai vợ chồng.
Bán xe ô tô có cần được sự đồng ý cả vợ và chồng
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014, quy định:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân,
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Theo quy định trên, ô tô mà cá nhân đứng tên mà đã có vợ (hoặc chồng) thì được xác định là tài sản chung của vợ chồng dù trên giầy tờ chỉ ghi nhận tên mình người chồng (hoặc vợ).
Do đó, khi được xác nhận là tài sản chung của vợ chồng, việc định đoạt tài sản chung phải được xác định theo khoản 1 Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Việc chiếm hữa, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
Vì vậy, khi bán xe ô tô phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng. Và việc mua bán xe phải có chữ ký cả vợ và chồng nhằm thể hiện sự đồng ý của người vợ (hoặc chồng) để tuân thủ quy định của pháp luật. Ô tô không thể buôn bán nếu không có sự đồng ý của vợ (hoặc chồng).
Vì sao bán ôtô lại phải được vợ đồng ý?
Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 ghi nhận:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân,
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Dựa trên quy định này, chiếc xe bạn định mua được xác định là tài sản chung của vợ chồng dù trên giấy tờ chỉ ghi tên mình người chồng.
Khi được xác định là tài sản chung của vợ chồng, việc định đoạt tài sản chung phải tuân thủ đúng quy định tại khoản 1 điều 35 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Theo đó, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
Công chứng viên yêu cầu việc bán xe phải có chữ ký thể hiện sự đồng ý của người vợ là tuân thủ đúng quy định pháp luật. Chiếc xe không thể chuyển nhượng hợp pháp sang cho bạn nếu không được sự đồng ý của người vợ.
Tài sản đứng tên vợ có phải là tài sản chung?
Về tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tham khảo thêm về quy định tại Điều 34 về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung:
1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.
Như vậy, căn cứ theo Điều 33, Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ô tô mà vợ chồng bạn sẽ mua trong thời kỳ hôn nhân, tuy đều đứng tên vợ bạn, nhưng nếu vợ chồng bạn có thỏa thuận là tài sản chung thì cũng được coi là tài sản chung.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mua xe nên đứng tên vợ hay chồng”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như chi phí ly hôn thuận tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là gì
- Gói thầu tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu nào
- Khi nào kiểm toán nhà nước, kiểm tra doanh nghiệp
- Hết thời gian tạm ngừng kinh doanh
Câu hỏi thường gặp
Cả hai vợ chồng bạn không cần phải cùng đứng tên trên giấy chứng nhận sở hữu xe khi vợ chồng bạn có thỏa thuận khác. Trong trường hợp như vậy, khi không có tranh chấp, chiếc xe đương nhiên là tài sản chung của vợ chồng; Khi có tranh chấp, người đứng tên trong giấy chứng nhận phải chứng minh được đó là tài sản riêng nếu không chiếc xe đó cũng vẫn là tài sản chung của vợ chồng bạn.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì 2 vợ chồng cần chứng minh đó là tài sản chung hay riêng. Nếu đó là tài sản chung, bạn có quyền yêu cầu chia tài sản. Còn nếu đó là tài sản riêng, chồng bạn sẽ toàn quyền nắm giữ những tài sản đó.
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp thỏa thuận thuộc một trong các trường hợp bị vô hiệu. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.