Đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu việc mua bán phải sang tên trong thời hạn pháp luật quy định. Vậy mua xe moto quá 30 ngày không sang tên phạt bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Mức xử phạt khi chậm sang tên xe moto được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;
b) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe hoặc các trường hợp khác theo quy định;”
Như vậy, đối với hành vi chậm sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, thì bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
Trường hợp tẩy xóa hoặc sửa chữa hồ sơ đăng ký xe moto bị phạt vi phạm hành chính ra sao?
Căn cứ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
- Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
- Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
- Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
- Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
- Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
- Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
- Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
- Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
- Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.
Theo đó, căn cứ tại điểm b khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
Nếu sơn lại màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe moto thì bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.
Theo đó, đối với hành vi tự ý thay đổi màu sơn của xe đã được đăng ký trong Giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
Mời bạn xem thêm:
- Không sang tên sổ đỏ có bị phạt hay không?
- Tự ý sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất có được không?
- Khi sang tên đổi chủ có được giữ lại biển số xe cũ hay không?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Mua xe moto quá 30 ngày không sang tên phạt bao nhiêu?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ; gia hạn thời hạn sử dụng đất; dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại; phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký lại giấy khai sinh… của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị sang tên tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Cục Cảnh sát giao thông, tầng 1, số 112 Lê Duẩn, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe kiểm tra đối chiếu giấy tờ chủ xe theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA.
Đối chiếu giấy tờ chủ xe, giấy khai đăng ký xe với các giấy tờ của xe. Sắp xếp hồ sơ theo thứ tự: Giấy khai đăng ký xe, giấy tờ lệ phí trước bạ, giấy tờ chuyển quyền sở hữu, Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (đối với sang tên từ Công an địa phương chuyển đến) hoặc kiểm tra thông tin điện tử của xe và các giấy tờ của xe liên quan đến chủ xe (nếu có), đánh số thứ tự, thống kê, trích yếu tài liệu vào bìa hồ sơ.
Nếu hồ sơ đăng ký xe không đảm bảo thủ tục theo quy định thì hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần cho chủ xe hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Kiểm tra thực tế xe:
– Trực tiếp đối chiếu nội dung trong giấy khai đăng ký xe với thực tế xe, gồm: Nhãn hiệu, loại xe, số máy, số khung, màu sơn, số chỗ ngồi, số chỗ đứng, số chỗ nằm, năm sản xuất, tải trọng và các thông số kỹ thuật khác; kiểm tra toàn bộ, chi tiết hình dáng kích thước, tổng thành khung, tổng thành máy của xe;
– Chà số khung dán vào giấy khai đăng ký xe, đối chiếu số máy thực tế so với bản chà số máy dán tại giấy khai đăng ký xe và ký xác nhận kiểm tra lên bản chà số máy, số khung đó (một phần chữ ký trên bản chà, phần còn lại trên giấy khai đăng ký xe); ghi rõ ngày, tháng, năm và họ, tên cán bộ kiểm tra xe.
Bước 4: Kiểm tra nhập thông tin bổ sung chủ mới trên hệ thống đăng ký quản lý xe; đối chiếu giấy tờ chuyển quyền sở hữu, giấy tờ lệ phí trước bạ với dữ liệu đăng ký xe hoặc kiểm tra thông tin chủ mới tại giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.
Bước 5: Hướng dẫn chủ xe kiểm tra thông tin: Chủ xe và xe; ghi biển số vào giấy khai đăng ký xe.
Bước 6: Cấp giấy hẹn cho chủ xe; trường hợp chủ xe có yêu cầu chuyển chứng nhận đăng ký xe qua Bưu điện thì hướng dẫn chủ xe làm thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ chuyển phát chứng nhận đăng ký xe.
Bước 7: Thu lệ phí đăng ký xe theo quy định, trả giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe.
Thành phần hồ sơ:
+ Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu).
+ Giấy tờ lệ phí trước bạ.
+ Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe.
+ Giấy chứng nhận đăng ký xe.
+ Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (nếu có).
+ Giấy tờ của chủ xe.
Khi cơ sở dữ liệu cơ quan đăng ký xe kết nối với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành thì các giấy tờ nêu trên được thay thế bằng dữ liệu điện tử là căn cứ để cấp đăng ký, biển số xe.
– Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Theo khoản 2, 3 Điều 8 Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định:
– Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu) hoặc giấy tờ mua bán, cho, tặng xe (quyết định, hợp đồng, văn bản thừa kế) theo quy định của pháp luật;
+ Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
+ Đối với xe công an thanh lý: Quyết định thanh lý xe của cấp có thẩm quyền và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước;
+ Đối với xe quân đội thanh lý: Giấy chứng nhận đăng ký xe, công văn xác nhận xe đã được loại khỏi trang bị quân sự của Cục Xe – máy, Bộ Quốc phòng và hóa đơn bán tài sản công hoặc hóa đơn bán tài sản nhà nước.
– Giấy tờ lệ phí trước bạ xe:
+ Biên lai hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ hoặc giấy tờ nộp lệ phí trước bạ khác theo quy định của pháp luật hoặc giấy thông tin dữ liệu nộp lệ phí trước bạ được in từ hệ thống đăng ký quản lý xe (ghi đầy đủ nhãn hiệu, số loại, loại xe, số máy, số khung của xe). Trường hợp nhiều xe chung một giấy tờ lệ phí trước bạ thì mỗi xe đều phải có bản sao chứng thực theo quy định hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp giấy tờ lệ phí trước bạ đó;
+ Xe được miễn lệ phí trước bạ: Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế.