Mua đất bằng giấy viết tay có hợp pháp không?

04/11/2021
Mua đất bằng giấy tờ viết tay có hợp pháp không?
1037
Views

Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều giao dịch cần hợp đồng, những văn bản thỏa thuận cụ thể. Tuy vậy, trên thực tế nhiều người vẫn cho rằng vấn đề này có quá nhiều bất cập và rắc rối trong việc thực hiện. Để rồi khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng không đảm bảo được những quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Sẽ thật đáng tiếc nếu gặp phải những rủi ro đó. Nhiều trường hợp thậm chí mua đất bằng giấy viết tay rồi lại tự lo lắng về hiệu lực, về tính hợp pháp của loại giấy tờ này. Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn về vấn dề này.

Xin chào luật sư. Gia đình tôi có mua một mảnh đất cách đây 10 năm nhưng chỉ có giấy viết tay. Chỉ có chữ ký của người mua đất và người bán cùng với người làm chứng. Đối với trường hợp của tôi thì giấy tờ mua bán đất đó có được coi là hợp pháp hay không? Giấy viết tay như thế có hiệu lực không? Thủ tục để hợp thức hóa đất mua bằng giấy viết tay thực hiện như thế nào? Tôi có thể thực hiện thủ tục đó cho mảnh đất đã mua hay không? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Mua đất bằng giấy viết tay được hiểu như thế nào?

Pháp luật hiện nay không có định nghĩa cụ thể về cụm từ này. Đây được coi là thói quen gọi của người dân. Mua bán đất bằng giấy viết tay được hiểu là việc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng; hoặc chứng thực theo quy định. Và việc này cần phải hiểu đó là chỉ có hiệu lực nếu thời điểm chuyển nhượng diễn ra trước ngày 01/7/2014. Tại thời điểm Luật đất đai năm 2013 chưa có hiệu lực.

Tại Luật Đất đai 2003 có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 đã quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân phải công chứng hoặc chứng thực; và Luật Đất đai 2013 vẫn kế thừa và quy định hết sức chặt chẽ vấn đề này. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay diễn ra rất phổ biến. Để giải quyết vấn đề trên, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ghi nhận hiệu lực giao dịch về quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay xảy ra trước thời điểm 01/7/2014. Với quy định này đã mở ra cơ hội hợp thức hóa đất nhận chuyển nhượng bằng giấy viết tay.

Mua đất bằng giấy viết tay có được công nhận không?

Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho và góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hay chứng thực. Trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản được quy định tại điểm b khoản này.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản mà một trong các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Nếu không có công chứng, chứng thực thì việc chuyển nhượng bị coi là vô hiệu và không đủ điều kiện hồ sơ để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua giấy viết tay không được coi là căn cứ để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thủ tục để hợp thức hóa mua đất bằng giấy viết tay

Nghị định 43/2014/NĐ-CP ghi nhận hiệu lực giao dịch về quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay xảy ra trước ngày 1.7.2014. Quy định này đã mở ra cơ hội hợp thức hóa đất nhận chuyển nhượng bằng giấy viết tay.

Hợp thức hóa mua đất bằng giấy viết tay đối với đất chưa được cấp sổ đỏ

Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Quy định các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật Đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

– Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 1/1/2008;

– Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 1/1/2008; đến trước ngày 1/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này;

– Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 1/7/2014.

Theo đó, dù chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay trước ngày 1/7/2014 vẫn có hiệu lực. Nhưng cần biết rõ thời điểm chuyển nhượng.

Hợp thức hóa mua đất bằng giấy viết tay đối với đất có giấy chứng nhận

Theo Khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 1/7/2014 mà bên nhận chuyển nhượng chỉ có giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng.

  • Người nhận chuyển nhượng nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có để có giấy chứng nhận mới.
  • Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển quyền.
  • Sau thời hạn 30 ngày. Kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cho bên nhận chuyển quyền. Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Mua đất bằng giấy viết tay có hợp pháp không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Trường hợp xảy ra tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất. Phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn. Nơi có đất trước khi khởi kiện tại Tòa án nhân dân; hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu cần những hồ sơ gì?

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính.
– Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng; hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
– Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao.
– Nộp bản chính giấy tờ.

Tại sao chuyển nhượng đất từ 1/72014 trở về sau rất khó thực hiện hợp thức hóa?

Đất chuyển nhượng từ 1/7/2014 trở về sau. Việc mua bán bằng giấy viết tay rất khó hợp thức hóa. Vì:
– Phải đủ điều kiện chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng.
– Hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Trả lời