Hiến máu không chỉ là nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng mà còn mang tới cho người hiến những lợi ích không ngờ về sức khỏe. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn có một số đối tượng không nên hiến máu. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mới xỏ khuyên rốn thì có được hiến máu tình nguyện không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 26/2013/TT-BYT
Hiến máu có gây hại cho sức khỏe cộng đồng không?
Hiến máu không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn có một số tác dụng tích cực nhất định đối với cơ thể của người hiến máu. Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và tất cả các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 – 8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cũng như làm việc hiệu quả hơn.
Điều kiện để được hiến máu là gì?
– Người tham gia hiến máu phải thực sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính, mạn tính. Không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường truyền máu.
– Phải đủ tuổi: từ 18 đến 60.
– Cân nặng: từ 45 kg (với nam) và 42 kg (với nữ) trở lên.
– Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường
(Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kì kinh nguyệt, đang cho con bú thì không được hiến máu; Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng; khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp hiến máu toàn phần là 12 tuần).
Đối tượng có thể hiến máu
Tính chất pháp lý
- Tuổi từ 18 đến 60 tuổi;
- Hoàn toàn tự nguyện tuyệt đối khi đi hiến máu;
- Không phải người đang chịu trách nhiệm hình sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Khi đi hiến máu, cá nhân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ có dán ảnh như giấy chứng minh nhân dân hay căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe,…
- Người đăng ký hiến máu phải tự điền đầy đủ thông tin vào Bảng khai báo hành chính và tình trạng sức khỏe, ký tên xác nhận.
Tình trạng sức khỏe
Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định sức khỏe của người hiến máu như sau:
a) Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
b) Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.
c) Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1ban hành kèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;
d) Lâm sàng:
– Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;
– Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;
– Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;
– Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.
đ) Xét nghiệm:
– Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.
– Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;
– Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l.
Theo quy định, mới xỏ khuyên rốn thì có được hiến máu tình nguyện không?
Tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định trì hoãn hiến máu như sau:
- Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng
- Khi phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;
- Khỏi bệnh sau khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm qua đường máu như bệnh sốt rét, giang mai,…
- Người kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn, hoặc tiêm, truyền máu, các chế phẩm máu và chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;
- Sau khi sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.
2. Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng kể từ thời điểm:
- Xăm trổ trên da;
- Bấm dái tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể;
- Phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể từ người có nguy cơ hoặc đã nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu;
- Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, bị rắn cắn, viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm tuỷ xương, viêm tụy.
Như vậy, khi mới xỏ khuyên rốn thì sẽ bị trì hoãn việc hiến máu trong vòng 6 tháng
Tại sao xăm trổ thì không được hiến máu?
Điều 68 Thông tư 26/2013 của Bộ Y tế quy định trách nhiệm của người đăng ký hiến máu là phải trả lời trung thực về tình trạng sức khỏe và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời của mình. Tuy nhiên, nếu người hiến máu cố tình trả lời sai sự thật thì đơn vị tiếp nhận máu không thể biết. “Trong trường hợp trả lời sai sự thật để được hiến máu, nếu máu này thực sự mang nguồn bệnh HIV và đã lây cho người nhận máu thì cơ quan chức năng sẽ truy ra được người cố tình hiến máu chứa mầm bệnh”.
Khi xét nghiệm máu, trang thiết bị của Việt Nam chưa thể phát hiện trong máu người hiến đã bị nhiễm virus HIV tính từ lúc người hiến máu bị nhiễm bệnh đến ba tháng sau (giai đoạn cửa sổ). Do vậy máu của người xăm trổ, bấm lỗ tai có thể đã nhiễm HIV nhưng xét nghiệm không thấy. Nếu sử dụng máu này truyền cho người khác thì vô hình trung lây bệnh HIV cho người nhận máu. Vì thế phải trì hoãn nhận máu của người xăm trổ, bấm lỗ tai trong vòng sáu tháng
Mời bạn xem thêm:
- Chưa đủ 18 tuổi có được hiến máu không?
- Mẫu biên bản nghiệm thu thiết bị đến hiện trường mới năm 2022
- Mẫu đơn tự nguyện cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mới xỏ khuyên rốn thì có được hiến máu tình nguyện không?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, báo cáo tài chính năm, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Đối tượng sử dụng ma túy
– Đã quan hệ tình dục với gái mại dâm, với nhiều người, với người cùng giới.
Chỉ được đứng dậy và rời khỏi vị trí khi được sự đồng ý của nhân viên y tế. Nếu có biểu hiện chóng mặt buồn nôn nhẹ nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ, có thể uống một chút nước ấm có pha đường hoặc uống trà gừng. Ấn nhẹ vào miếng bông bịt tại vị trí mũi kim lấy máu, đợi khi máu không chảy ra thì bỏ miếng bông đi, không nên bỏ miếng bông quá sớm sẽ gây chảy máu. Nếu thấy chảy máu thì ngay lập tức ấn miếng bông xuống bịt chặt vị trí lấy máu, xin thêm miếng bông khô để thay, tuyệt đối không sử dụng bông ướt. Chỉ giữ nhẹ miếng bông và ấn xuống không nên day mạnh miếng bông dễ làm bầm tím quanh vị trí lấy máu. Nếu xuất hiện bầm tím thì không nên lo lắng, lấy đá chườm nhẹ trên vết bầm. Sau hai ngày vết bầm tím sẽ nhạt dần, chườm ấm tại vị trí này. Sau khoảng một tuần vết bầm tím sẽ hết.
Người hiến máu nếu làm một số công việc và thực hiện các hoạt động đặc thù sau đây chỉ được hiến máu trong ngày nghỉ, hoặc chỉ được thực hiện các công việc, hoạt động này sau khi hiến máu ít nhất 12 giờ:
Người làm công việc trên cao hoặc dưới độ sâu: Phi công, công nhân làm việc trên cao, lái cần cẩu, người leo núi, thợ mỏ, thủy thủ, thợ lặn;
Người vận hành các phương tiện giao thông công cộng: Lái xe buýt, lái tàu hoả, lái tàu thuỷ;
Các trường hợp khác: Vận động viên chuyên nghiệp, người vận động và tập luyện nặng.
Các đối tượng không phù hợp với các trường hợp liệt kê trên đây thì quyết định chấp nhận hay từ chối hiến máu là tùy vào thăm khám tại chỗ của các bác sĩ.