Cấp dưỡng thường được thực hiện sau khi hai người ly hôn; người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi con chưa có khả năng lao động; chưa thành niên;…. Tuy nhiên; nghĩa vụ cấp dưỡng lại không chỉ dừng ở mối quan hệ giữa cha mẹ và các con. Vậy theo pháp luật hiện hành thì có những mối quan hệ nào phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; có định nghĩa về cấp dưỡng như sau:
“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này“.
Như vậy; có thể hiểu nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ do pháp luật quy định giữa các thành viên trong gia đình; có quan hệ huyết thống đóng góp phần tài sản; tiền để đảm bảo cho người được cấp dưỡng duy trì được cuộc sống; khi người đó chưa có khả năng lao động; không có tài sản để tự nuôi mình; hay khó khăn túng thiếu.
Những mối quan hệ nào phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng?
Theo quy định của pháp luật nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; cụ thể như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ với con
Pháp luật có quy định về độ tuổi khả năng lao động của một người. Do đó; khi mà một đứa trẻ chưa đến tuổi; không có khả năng lao động thì cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo cho cuộc sống của đứa trẻ đó. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ sau ly hôn đối với con chưa thành niên; thì người nào không trực tiếp nuôi con phải chi trả tiền cấp dưỡng cho đến khi con thành niên, tức là đến khi con 18 tuổi.
Đối với con đã thành niên, cha, mẹ vẫn có trách nhiệm phải chi trả cấp dưỡng nếu thuộc các trường hợp sau: Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Không có khả năng lao động có thể là do già yếu, mất sức lao động; bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự… Tuy nhiên; không có khả năng lao động phải đi kèm với điều kiện không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ
Tương tự; điều kiện đối với bên được nhận cấp dưỡng là cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Tuy nhiên; nghĩa vụ này chỉ đặt ra khi con có khả năng về kinh tế, đủ đảm bảo được cuộc sống của chính mình; do đó, về nguyên tắc, nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ chỉ đặt ra đối với con đã thành niên.
Theo:
“Điều 111. Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ
Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn và khi còn đang chung sống
Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn là một bên có khó khăn; túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng. Luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em.
Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; quy định: “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con”. Và Điều 112 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các anh, chị, em.
Nghĩa vụ này đặt ra trong trường hợp cha, mẹ không còn và đối tượng là em chưa thành niên; hoặc em đã thành niên, anh chị không có khả năng lao động và cũng không có tài sản để tự nuôi mình. Điều kiện thứ hai là anh chị, em không sống cùng nhau. Tuy nhiên; yếu tố không có tài sản là yếu tố bắt buộc để được cấp dưỡng. Nếu người chưa thành niên nhưng vẫn có tài sản để nuôi mình thì anh chị cũng không có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã điều chỉnh về quan hệ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; và ngược lại giữa cháu và ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp một bên lâm vào tình trạng khó khăn, túng thiếu.
Theo đó; ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng khi cháu chưa thành niên, không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi sống bản thân. Và trường hợp này chỉ xảy ra khi cháu không còn bố mẹ; hay anh chị em cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột chỉ phát sinh khi bên được cấp dưỡng không còn người khác cấp dưỡng (cha, mẹ, anh, chị, em, ông bà nội, ông bà ngoại).
Đây là trường hợp duy nhất có sự phân biệt về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa con đẻ và con nuôi; khi mà chỉ con đẻ của cha, mẹ mới được hưởng cấp dưỡng từ cô, dì, chú, cậu, bác ruột, còn con nuôi thì không được hưởng. Ngược lại; cháu nuôi cũng không phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác không phải ruột thịt.
Mời bạn đọc xem thêm
- Không cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt không?
- Từ chối cấp dưỡng đối với con nuôi sau ly hôn được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Mối quan hệ nào phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột như sau:
– Cháu ruột không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột;
– Giữa cháu cô, dì, chú, cậu, bác phải là mối quan hệ ruột thịt cùng huyết thống. Hay nói cách khác, cô, dì, chú, cậu, bác phải là anh, em ruột thịt của cha, mẹ.
– Cháu ruột được hưởng cấp dưỡng khi chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
– Cháu ruột không có tài sản để tự nuôi mình.
– Không có ai cấp dưỡng theo quy định.
Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chấm dứt trong trường hợp:
– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
– Trường hợp khác theo quy định của luật.
– Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân; quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng;
– Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau; hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; là người gặp khó khăn, túng thiếu;
– Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên; có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.