Chào Luật sư, tôi có ý định mua một mảnh đất của người quen. Tuy nhiên trên đất lại có phần mồ mả. Họ có giải thích là sẽ không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của tôi. Không biết điều này có ảnh hưởng như thế nào đối với việc chuyển nhượng đất? Mồ mả có liên quan đến sổ đỏ không? Quy định về chuyển nhượng sổ đỏ trên đất có mồ mả có gì cần lưu ý? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Mồ mả bị di chuyển có được bồi thường không?
Căn cứ theo quy đinh tại Điều 18 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 18. Bồi thường về di chuyển mồ mả
Đối với việc di chuyển mồ mả không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này thì người có mồ mả phải di chuyển được bố trí đất và được bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương.”
Như vậy, khi thực hiện bốc, di chuyển, xây dựng mới đối với mồ mả thì sẽ được bồi thường các chi phí hợp lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương.
Mồ mả có liên quan đến sổ đỏ không?
Một trong những đảm bảo mà Nhà nước đã thực thi bằng pháp luật kể từ Luật Đất đai năm 1993 (sau đây gọi là LĐĐ 1993) đến nay chính là việc trao cho người sử dụng đất các quyền giao dịch đối với quyền sử dụng đất. Việc người sử dụng đất được thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất, nghĩa là tiến hành dịch chuyển quyền sử dụng đất của mình theo nội dung và hình thức nhất định phù hợp quy định của pháp luật đất đai[1], thể hiện sự thừa nhận và khẳng định của Nhà nước rằng quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất; Họ được đưa nó vào lưu thông, trao đổi trên thị trường; tạo thuận lợi để người sử dụng đất khai thác tối đa lợi ích từ đất đai.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp người sử dụng đất đều có quyền định đoạt quyền sử dụng đất mà pháp luật đất đai quy định, cụ thể trường hợp người sử dụng đất có mồ mả trên đất là trường hợp điển hình. Theo khoản 1 Điều 104 LĐĐ 2013 quy định: “Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Như vậy, theo quy định của pháp luật, tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, luật không đề cập đến việc mồ mả trên đất có phải là tài sản gắn liền với đất khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả hiện nay ra sao?
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Anh cần xử lý tranh chấp đất đai theo đúng quy định pháp luật, căn cứ vào điều 201,202 Luật đất đai thì anh sẽ tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Nộp đơn hòa giải ở xã phường
- Bước 2: Khởi kiện ra tòa
- Bước 3: Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật nếu bên kia không tự nguyện thi hành án thì anh có thể yêu cầu thi hành án di dời.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp mồ mả hiện nay ra sao?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có mồ mả được quy định tại điều 203 Luật đất đai 2013
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
- a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mồ mả có liên quan đến sổ đỏ không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Tra cứu chỉ giới xây dựng Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Không có dữ liệu dân cư phải làm sao?
- Mức phạt vi phạm tiếng ồn theo quy định
- Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm bằng tiếng nước ngoài có cần dịch sang tiếng Việt không?
Câu hỏi thường gặp
Không được phép tự ý xây mộ, mồ mả trên đất nhà người khác. Đây là hành vi vi phạm vào quyền sử dụng đất được nhà nước bảo vệ đối với người được nhà nước cấp quyền sử dụng đất.
Được nhé, nếu người xâm phạm không tự nguyện dời đi thì bạn có thể khởi kiện Tòa án để cưỡng chế di dời.
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
– Một trong các loại giấy tờ sau đối với quyền sử dụng đất:
+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;