Xin chào Luậ sư! Luật sư cho tôi hỏi: Mở cơ sở sản xuất bao bì phải nộp những loại thuế gì? Tôi có 1 cơ sở sản xuất hàng hóa (bao bì), mức kê khai doanh thu hàng tháng là 40.000.000 VND; tính thuế bằng phương pháp thuế khoán. Tôi muốn hỏi số thuế hàng tháng tôi phải nộp gồm những loại gì và cách tính như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư! Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP
- Thông tư 92/2015/TT-BTC
Mở cơ sở sản xuất bao bì phải nộp những loại thuế gì?
Quy định của Pháp luật về lệ phí môn bài
Vì bạn có trình bày bạn được tính thuế theo phương pháp thuế khoán vậy nên bên bạn có thể xác định là cá nhân, hộ kinh doanh.
Thứ nhất, thuế môn bài: Căn cứ Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài như sau:
“Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài.
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.”
Như vậy, gia đình bạn doanh thu hàng tháng là 40.000.000 đồng nên một năm sẽ là 480.000.000 đồng do vậy mức thuế môn bài của gia đình bạn là 500.000 đồng/năm.
Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng
Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng; và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi; bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế như sau:
“Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp thuế khoán.
1. Nguyên tắc áp dụng
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
… ”
Doanh thu gia đình bạn từ 100 triệu đồng/năm trở lên nên gia đình bạn phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ tính thuế
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:
“2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
…
c) Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3, khoản 2 Điều này.
– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.”
Theo phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh thì với công việc sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa thuộc ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu thì tỷ lệ thuế GTGT là 3%, tỷ lệ thuế TNCN là 1,5%.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Mở cơ sở sản xuất bao bì phải nộp những loại thuế gì?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này thì xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và lệ phí môn bài: Nếu doanh thu từ việc cho thuê nhà hàng năm của bạn được xác định từ 100 triệu trở xuống
Trường hợp nếu doanh thu từ việc cho thuê nhà hàng năm của bạn xác đinh trên 100 triệu đồng, thì bạn cần phải nộp các loại thuế và lệ phí như: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu được xác định theo mã HS của hàng hóa và biểu thuế suất nhập khẩu. Mã HS của điện thoại di động là 8517.12.00 (theo thông tư 65/2017/TT-BTC). Tương ứng với mã HS này, điện thoại di động được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi là 0% (theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tại nghị định 122/2016/NĐ-CP).
Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Điện thoại di động không thuộc mặt hàng được miễn thuế GTGT; mặt hàng hưởng thuế suất 0%, 5%. Theo điều 11, thông tư 219/2013/TT-BTC thì mặt hàng này sẽ hưởng thuế suất 10%.