Miệt thị ngoại hình bạn học có bị phạt tù?

19/08/2022
Miệt thị ngoại hình bạn học có bị phạt tù?
463
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc miệt thị ngoại hình bạn học có bị phạt tù? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chỉ vì có thân hình có phần hơi mũm mĩm hay cơ thể có phần phát triển hơn sơ với các bạn cùng trang lứa mà nhiều bạn khi đi học đã bị các bạn cùng trang lứa miệt thì về ngoại hình. Hành vi miệt thị về ngoại hình này được gọi với thuật ngữ là Body Shaming. Vậy hành vi miệt thị ngoại hình bạn học có bị phạt tù?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc miệt thị ngoại hình bạn học có bị phạt tù? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Quy định pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn thân thể

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể như sau:

– Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

– Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

– Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
  • Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;
  • Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.

Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm và uy tín

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

– Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

– Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

– Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

– Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

– Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Miệt thị ngoại hình bạn học có bị phạt tù?
Miệt thị ngoại hình bạn học có bị phạt tù?

Miệt thị ngoại hình bạn học có bị phạt tù?

Miệt thị ngoại hình bạn học có bị phạt tù? Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
  • Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Nếu tính chất, mức độ nghiêm trọng người miệt thị ngoại hình bạn học có thể phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Điều 155 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định Tội làm nhục người khác như sau:

– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Làm nạn nhân tự sát.
  • Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Chê bai người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng

Theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sđ bs bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về xư phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Tuy nhiên, việc quy định thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì hiện chưa có văn bản nào quy định rõ. Bởi vì thế, việc chê người khác béo, ế, xấu, gầy, … dẫn đến xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác không chỉ dựa vào ý thức chủ quan của người bị chê mà còn phải căn cứ vào hoàn cảnh, trình độ nhận thức, hậu quả; cảm nhận của người bị ảnh hưởng; … từ hành vi này.

Do đó, khi việc chê bai, miệt thị người khác đến mức độ khiến danh dự, nhân phẩm bị xúc phạm thậm chí khiến người bị ảnh hưởng bị trầm cảm; … thì có thể bị phạt đến 20 triệu đồng theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sđ bs bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Miệt thị ngoại hình bạn học có bị phạt tù?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; đóng mã số thuế doanh nghiệp cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu các trang thông tin điện tử đăng bài chửi người khác thì sẽ bị gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP thì:
Nếu các trang thông tin điện tử đăng bài chửi người khác thì sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện xúc phạm; danh dự; nhân phẩm của người khác trên các nền tảng mạng xã hội.

Đơn tố cáo người có hành vi miệt thị bạn học cần ghi những nội dung gì?

Đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm tố cáo;
– Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
– Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
– Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
– Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Đe dọa người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Xử lý vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọaquấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
Xử phạt hình sự: Nếu việc chửi bới, đe dọa đã lên đến đỉnh điểm là đe doạ giết người và làm cho người bị đe dọa lo sợ; và có căn cứ lo sợ rằng, việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì người đe doạ giết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đe doạ giết người. Còn các trừng hợp đe doạ người khác thông thường chỉ dừng lại ở việc xử lý phạt vi phạm hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.