Kinh doanh luôn là vấn đề nóng hổi và không thể thiếu trong đời sống xã hội. Bên cạnh việc tạo ra những lợi nhuận trên thực tế; không ít doanh nghiệp gặp phải những tổn thất từ hoạt động kinh doanh này. Đó có thể là những biến động từ thị trường đem lại; hoặc những rủi ro từ chính hợp đồng mà thương nhân ký kết. Xuất phát từ thực tiễn đó; vấn đề miễn trách nhiệm luôn là nội dung được các chủ thể quan tâm tới. Vậy các trường hợp miễn trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của thương nhân được đặt ra khi nào?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về các quy định này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
- Theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại năm 2005: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Điều kiện chung của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Điều 234 Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể
Thứ nhất, điều kiện về tư cách chủ thể
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có đăng kí kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics; theo đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân; công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức và quản lý trong doanh nghiệp theo quy định về pháp luật doanh nghiệp.
Thứ hai, điều kiện về tiêu chuẩn kĩ thuật.
- Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ đòi hỏi các yêu cầu về kĩ thuật cao. Nhiều loại hình dịch vụ bắt buộc thương nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh; phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện; thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kĩ thuật khi thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Các điều kiện tiêu chuẩn đa dạng; phức tạp. Có thể kể đến một số điều kiện như điều kiện về kho bãi; máy móc, dây chuyền đóng gói, cơ sở hạ tầng,…
- Pháp luật chuyên ngành cũng quy định cụ thể về điều kiện của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phụ thuộc vào dịch vụ; hoặc tổ hợp dịch vụ mà thương nhân cung ứng. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh; phải tiến hành các thủ tục để chứng minh đáp ứng được các điều kiện về tiêu chuẩn kĩ thuật theo quy định.
Thứ ba, điều kiện về trình độ chuyên môn.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản; đúng chuyên ngành, đúng lĩnh vực; có khả năng thực hiện các công việc trong chuỗi dịch vụ logistics theo phân công.
- Đối với một số lĩnh vực dịch vụ đòi hỏi tách nhiệm nghề nghiệp; nhân viên tham gia cung ứng dịch vụ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.
- Tùy từng lĩnh vực dịch vụ; pháp luật quy định thương nhân phải có số lượng nhân viên đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn.
Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không có lỗi trong tổn thất hàng hóa
- Tổn thất là do lỗi của khách hàng; hoặc của người được khách hàng ủy quyền. Trường hợp tổn thất của hàng hóa do lỗi của khách hàng; lỗi của khách hàng ở đây có thể là do thông tin về hàng hóa không đầy đủ; chậm giao hàng; chậm nhận hàng,….Thương nhân kinh doanh logistics đã làm đầy đủ các trách nhiệm bồi thường nhưng không hạn chế các tổn thất nên không có trách nhiệm bồi thường.
- Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng; hoặc của người được khách hàng ủy quyền. Khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền có thể đưa ra những chỉ dẫn riêng biệt; đối vơi việc thực hiện dịch vụ, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có trách nhiệm thực hiện đầy đủ theo chỉ dẫn của khách hàng,…
- Tổn thất do khuyết tật của hàng hóa. Đây là trường hợp hàng hóa có khuyết tật; khuyết tật này gây ra những tổn thất trong quá trình thực hiện dịch vụ, Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong tường hợp này vì không có dấu hiệu lỗi.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics vi phạm hợp đồng vì lý do khách quan
- Tổn thất phát sinh do sự kiện bất khả kháng. Trường hợp bất khả kháng có thể là thiên tai; bão lũ, địch họa….mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đã sử dụng mọi biện pháp nhưng không thể bảo vệ được hàng hóa; hạn chế tổn thất. Đây là trường hợp miễn trách nhiệm theo tập quán.
- Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật; và tập quan vận tải. Các tập quán vận tải có thể là tập quán quốc gia; hoặc tập quán vận tải quốc tế được quy định tại các phiên bản Incoterms.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo khiếu nại, khởi kiện theo hiệu lực.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa trong trường hợp thương nhân kinh doanh logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 40 ngày; kể từ ngày thương nhân kinh doanh logistics giao hàng cho người nhận.
- Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị khởi kiện tại trọng tài; hoặc tòa án trong thời gian 09 tháng, kể từ ngày giao hàng.
- Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics; thương nhân chỉ đảm bảo về hàng hóa trong quá trình thực hiện dịch vụ.
- Sau khi giao hàng; người nhận có trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hóa và phải khiếu nại ngay nếu phát hiện hàng hóa bị lỗi có thể do quá trình thực hiện dịch vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics gây ra. Nếu không phát hiện ra ngay; lỗi của hàng hóa là lỗi của nhà sản xuất; thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không chịu trách nhiệm về những lỗi này.
Có thể bạn quan tâm
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics là gì?
- Điều kiện kinh doanh logistics của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?
- Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Miễn trách nhiệm trong kinh doanh dịch vụ logistics được đặt ra khi nào?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 166 Luật Thương mại năm 2005; Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Theo quy định tại Điều 155 Luật Thương mại năm 2005; Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 239 Luật Thương mại năm 2005; Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.