Mẫu tờ khai nhập hộ khẩu cho con năm 2023

13/03/2023
Mẫu tờ khai nhập hộ khẩu cho con
538
Views

Khi con chào đời, cha mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh và nhập hộ khẩu cho con càng sớm càng tốt để con được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều phụ huynh đã làm giấy khai sinh cho con nhưng chưa nhập hộ khẩu. Vậy theo quy định pháp luật, Mẫu tờ khai nhập hộ khẩu cho con hiện nay là mẫu nào? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận mẫu tờ khai nhập hộ khẩu cho con? Thời gian làm thủ tục nhập khẩu cho con mất bao lâu? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan đến vấn đề này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

Nhập hộ khẩu là gì?

Nhập hộ khẩu là việc công dân đi đăng ký thông tin với cơ quan có thẩm quyền về nơi ở ổn định, lâu dài của mình, được ghi vào sổ hộ khẩu.

Theo quy định của Luật Cư trú 2020 thì nhập khẩu thực chất là thủ tục đăng ký thường trú của công dân.

Nhập hộ khẩu cho con cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

  • Giấy khai sinh: 01 bản sao trích lục, 01 bản photo
  • Giấy chứng nhận kết hôn của ba mẹ trường hợp ba mẹ có đăng ký kết hôn. Quyết định ly hôn trường hợp ba mẹ ly hôn: 01 bản sao y công chứng và 01 bản photo. Trường hợp mẹ đơn thân, cha mẹ chưa kết hôn thì không cần
  • Sổ hộ khẩu: bản chính
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: mẫu HK02
  • Giấy tờ nhân thân của người đi đăng ký nhập khẩu cho bé: chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu…

Mẫu tờ khai nhập hộ khẩu cho con

Bạn có thể tham khảo và tải về Mẫu tờ khai nhập hộ khẩu cho con tại đây:

Hướng dẫn soạn thảo mẫu tờ khai nhập hộ khẩu cho con

Mục “Kính gửi (1)”: Ghi Cơ quan công an nơi đến làm thủ tục đăng ký cư trú (tức công an phường, xã, thị trấn hoặc Công an huyện, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục đăng ký cư trú và có thẩm quyền xác nhận, ký đóng dấu).

  • Mục “1. Họ, chữ đệm và tên”: Ghi bằng chữ in hoa hoặc thường, đủ dấu (viết đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh) của người có sự thay đổi thông tin cư trú (chuyển khẩu, nhập khẩu, tạm trú…).
  • Mục “2. Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi ngày, tháng, năm sinh theo năm dương lịch và đúng với giấy khai sinh của người có thay đổi thông tin cư trú. Lưu ý: ghi 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh. Ví dụ: 15/05/1978
  • Mục “3. Giới tính”: Ghi giới tính của người có thay đổi thông tin cư trú là “Nam” hoặc “Nữ”
  • Mục “4. Số định danh cá nhân/CMND”: Ghi đầy đủ số định danh cá nhân (tức là số căn cước công dân gồm có 12 số) hoặc số CMND (9 số). Nếu chưa có thì để trống.
  • Mục “5. Số điện thoại liên hệ”: Ghi số điện thoại di động hoặc điện thoại bàn hiện đang sử dụng.
  • Mục “6. Email”: Ghi địa chỉ email cần liên lạc (Không bắt buộc, nếu có thì ghi). Ví dụ: thoisuphapsu@gmail.com
  • Mục “7. Nơi thường trú”: Ghi địa chỉ nơi đang đăng ký thường trú theo địa danh hành chính (tức là địa chỉ ghi trong sổ hộ khẩu hoặc trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú) của người có thay đổi thông tin cư trú. Ghi cụ thể theo thứ tự: số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố thuộc Trung ương. Nếu chưa có thì để trống (trường hợp nhập khẩu cho trẻ em mới sinh)
  • Mục “8. Nơi tạm trú”: Ghi theo địa chỉ nơi đang đăng ký tạm trú (ghi trong sổ tạm trú). Cách ghi như hướng dẫn ở mục số 7. Trường hợp người có thay đổi thông tin cư trú vừa có nơi thường trú, vừa có nơi tạm trú thì ghi đầy đủ. Nếu không có tạm trú thì không ghi.
  • Mục “9. Nơi ở hiện tại”: Ghi theo địa chỉ hiện tại đang ở theo địa danh hành chính. Địa chỉ chỗ ở hiện tại có thể là nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc nơi người có thay đổi thông tin cư trú mới chuyển đến. Cách ghi như hướng dẫn ở mục số 7.
  • Mục “10. Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm công việc chính là gì, tên cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa chỉ nơi làm việc của người có thay đổi thông tin cư trú.
  • Mục “11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ” và Mục “12. Quan hệ với chủ hộ”
  • Mục “13. Số định danh cá nhân/CMND của chủ hộ”: Ghi đầy đủ số định danh cá nhân (tức là số căn cước công dân gồm có 12 số) hoặc số CMND (9 số) của người chủ hộ.
  • Mục “14. Nội dung đề nghị (2)”: Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung cần đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú vào địa chỉ A do ông D làm chủ hộ; đăng ký tạm trú vào hộ B ở địa chỉ C; tách hộ cùng nhà; đăng ký thường trú cho con là E; điều chỉnh về năm sinh…
  • Mục “15. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi”: Điền đầy đủ các cột mục về thông tin của những người có cùng thay đổi về cư trú với người đã ghi tên ở mục số 1 (người đứng tên trên bản khai). Ví dụ: những người con, cháu cùng nhập khẩu với người đứng tên trên bản khai hay chồng và các con cùng tách hộ với người đứng tên trên bản khai.
  • Mục “Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ (4)”: Khi người chưa thành niên (con dưới 18 tuổi), người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của những người này phải ghi rõ ý kiến vào mục này. Ghi “Đồng ý cho con tôi hoặc ông/bà/anh/chị là: ….được…(ghi cụ thể các trường hợp thay đổi thông tin về cư trú).
  • Mục “NGƯỜI KÊ KHAI”: Người kê khai là người trực tiếp ghi mẫu và ký tên xác nhận vào mẫu. Người kê khai có thể là người đã thành niên có thay đổi thông tin về cư trú hoặc là cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên, người hạn chế về nhận thức

Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận mẫu tờ khai nhập hộ khẩu cho con?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA về cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục nhập khẩu cho con như sau:

  • Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
  • Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thủ tục nhập khẩu cho con

Bước 1: Người đi đăng ký thường trú nhập khẩu cho trẻ (cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ nêu trên.

Bước 2: Nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại Công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú chung của bố, mẹ hoặc nơi cư trú của bố hoặc nơi cư trú của mẹ (trong trường hợp bố mẹ không có cùng nơi cư trú).

Thời gian nộp hồ sơ: từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần.

Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01), đối chiếu với các giấy tờ đã nộp nêu trên. Nếu hợp lệ thì cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của trẻ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.

Bước 3: Trả kết quả

Người đi đăng ký nhập khẩu cho trẻ sẽ nhận được Thông báo kết quả giải quyết cư trú của công an phường, xã, thị trấn trong đó nêu rõ kết quả trẻ có được nhập khẩu hay không.

Mẫu tờ khai nhập hộ khẩu cho con
Mẫu tờ khai nhập hộ khẩu cho con

Lưu ý:

  • Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Do đó, có thể nộp hồ sơ tại nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đang tạm trú của bố mẹ hoặc của bố hoặc của mẹ đều được.
  • Nếu đem theo sổ hộ khẩu thì sau khi nhập khẩu xong, công an sẽ thu lại sổ hộ khẩu.
  • Công an giữ lại các bản sao, bản photo các giấy tờ đã nộp, trả lại bản chính sau khi đã kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính.

Có thể làm thủ tục nhập khẩu cho con online trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ công an tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/. Khi đó, người yêu cầu làm thủ tục phải khai báo thông tin trên trang web và đính kèm bản quét scan hoặc chụp lại các văn bản, giấy tờ như trên để gởi qua mạng đến Cổng dịch vụ và xuất trình bản chính các giấy tờ, tài liệu đã cung cấp khi công an phường, xã yêu cầu.

Lệ phí làm thủ tục nhập khẩu cho con

Lệ phí: Việc nhập khẩu cho trẻ em hoàn toàn miễn phí.

Thời gian làm thủ tục nhập khẩu cho con mất bao lâu?

Thời gian làm thủ tục nhập khẩu cho con mất tối đa 7 ngày làm việc, người đi đăng ký nhập khẩu cho trẻ sẽ nhận được Thông báo kết quả giải quyết cư trú của công an phường, xã, thị trấn trong đó nêu rõ kết quả trẻ có được nhập khẩu hay không.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ làm sổ hộ khẩu điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu tờ khai nhập hộ khẩu cho con” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về dịch vụ thám tử toàn tâm vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nhập khẩu cho con khi nơi thường trú của bố mẹ khác nhau được quy định ra sao?

Nhập khẩu cho con tức là đăng ký thường trú cho con vào nơi đăng ký thường trú của cha mẹ hoặc cha hoặc mẹ hoặc của một người khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi có giấy đăng ký khai sinh thì nên đi làm thủ tục nhập khẩu cho con hoặc có thể kết hợp làm thủ tục liên thông đăng ký khai sinh, nhập khẩu và cấp thẻ bảo hiểm y tế trong 1 lần tại UBND xã.
Trong trường hợp cha mẹ không có cùng nơi thường trú thì trẻ được nhập khẩu theo nơi thường xuyên chung sống với bố hoặc mẹ. Nếu không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi thường trú của trẻ do cha, mẹ thỏa thuận.

Yêu cầu chung khi viết mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú được quy định như thế nào?

Khi viết mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú, công dân cần lưu ý những điều sau đây:
– Viết chữ rõ ràng, cùng một loại mực, không viết tắt.
– Không tự ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đã ghi.
– Căn cứ vào giấy khai sinh, căn cước công dân, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu… để ghi thông tin vào mẫu cho chính xác.

Thời hạn thực hiện thủ tục nhập khẩu cho con mới sinh là khi nào?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật cư trú quy định về thời hạn đăng ký thường trú cho con thì kể từ khi trẻ em được sinh ra, cha mẹ có thời hạn là 60 ngày để tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo quy định của Luật hộ tịch. Bắt đầu kể từ thời điểm trẻ em được đăng ký khai sinh, cha mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho bé trong thời hạn 60 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.