Mẫu tờ khai hưởng chế độ tử tuất mới năm 2022

11/10/2022
Mẫu tờ khai hưởng chế độ tử tuất mới năm 2022
831
Views

Xin chào Luật sư 247. Gia đình tôi vừa có người thân – là bác của tôi qua đời. Trước khi qua đời bác vẫn đang lao động và làm việc, chỉ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tôi có tìm hiểu thì được biết rằng trường hợp này, gia đình tôi sẽ được hưởng chế độ tử tuất. Tôi muốn hỏi chế độ tử tuất là gì? Có bao nhiêu loại trợ cấp trong chế độ này. Cần các điều kiện gì để được nhận chế độ tử tuất, khi gia đình tôi được hưởng chế độ này thì soạn thảo mẫu tờ khai hưởng chế độ tử tuất như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Chế độ tử tuất là gì?

Chế độ tử tuất là chế độ bảo hiểm xã hội bù đắp phần thu nhập của người lao động dùng để đảm bảo cuộc sống cho thân nhân họ hoặc các chi phí khác phát sinh do người lao động đang tham gia quan hệ lao động hoặc đang hưởng bảo hiểm xã hội bị chết.

Tử tuất bao gồm những chế độ nào?

Căn cứ theo quy định Mục 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về chế độ tử tuất bao gồm:

+ Trợ cấp mai táng

+ Trợ cấp tuất hàng tháng

+ Trợ cấp tuất một lần.

Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng

Căn cứ khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về trợ cấp mai táng, cụ thể như sau:

“1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

 a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.”

Theo quy định trên, người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng nếu:

– Người lao động đã đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng mà đã đóng đủ từ 12 tháng trở lên;

– Người lao động mất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mất do trong thời gian điều trị do tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN);

– Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc.

Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng

Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, cụ thể như sau:

“1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.”

Theo quy định trên, thân nhân của người lao động đã mất sẽ được hưởng khoản trợ cấp tuất hàng tháng nếu người lao động đáp ứng các điều kiện của trợ cấp mai táng và thuộc một trong những trường hợp:

– Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc tối thiểu 15 năm và chưa từng hưởng BHXH một lần;

– Người lao động đang hưởng lương hưu của chế độ hưu trí;

– Người lao động qua đời vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

– Người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tối thiểu 61%..

Điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần

Căn cứ khoản 1,2,3 Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần như sau:

“Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;”

Theo quy định trên, thân nhân của người lao động đã mất sẽ được hưởng khoản trợ cấp tuất một lần nếu người lao động đáp ứng các điều kiện của trợ cấp mai táng và thuộc các trường hợp:

– Không thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng (không thuộc Khoản 1, Điều 67 của Luật BHXH năm 2014).

– Thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng không có thân nhân để hưởng trợ cấp hàng tháng thì được hưởng trợ cấp một lần và thực hiện theo Luật thừa kế.

– Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng nếu có mong muốn hưởng trợ cấp một lần thì sẽ được hưởng, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về mức trợ cấp tiền tử tuất hằng tháng như sau:

– Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

– Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

– Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.”

Theo đó, trong trường hợp người nhận tiền tử tuất đủ điều kiện nêu tại Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ nhận được mức hưởng như sau:

+ Trường hợp thân nhân có người nuôi dưỡng thì tiền tử tuất là: 50% x 1.490.000 = 745.000 đồng

+ Trường hợp thân nhân không có người nuôi dưỡng thì tiền tử tuất là: 70% x 1.490.000 = 1.043.000 đồng

Tuy nhiên cần lưu ý những điều sau:

+ Trường hợp một người chết trong gia đình bạn thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì số thân nhân được hưởng tiền tử tuất tối đa 04 người, trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định trên.

Tải xuống mẫu tờ khai hưởng chế độ tử tuất

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn điền Tờ khai hưởng chế độ tử tuất của nhân thân

Tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ hướng dẫn lập Tờ khai hưởng chế độ tử tuất theo mẫu 09A-HSB:

– (1) Người khai trong trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tử tuất một lần là người được các thân nhân ủy quyền (đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần là người được ủy quyền trong Mẫu số 16-HSB) nhận trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp khu vực một lần (nếu có) và trợ cấp chết do TNLĐ, BNN (nếu có);

Mẫu tờ khai hưởng chế độ tử tuất
Mẫu tờ khai hưởng chế độ tử tuất

+ Trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người khai là người đại diện hợp pháp của thân nhân theo quy định của pháp luật dân sự;

+Trường hợp thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì người khai là người được các thân nhân ủy quyền nhận trợ cấp tuất một lần.

Nếu chỉ có một thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà lựa chọn hưởng trợ cấp tuất 01 lần thì người khai là chính thân nhân đó.

Nếu các thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất tháng mà chưa đủ 15 tuổi hoặc bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà có chung một người đại diện hợp pháp thì người khai là người đại diện hợp pháp và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần.

+ Trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về thừa kế thì tại cột “Mối quan hệ với người chết” trong Danh sách tại điểm 1 Mục III của Tờ khai, ghi: “người thừa kế” và người khai trong trường hợp này là người đại diện cho các thân nhân cùng hàng thừa kế nhận trợ cấp.

– (2) Kê khai tất cả thân nhân theo thứ tự con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng; nếu có người đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì kê khai người đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước.

Trường hợp thân nhân đã chết thì ghi “đã chết tháng… năm …” vào cột “địa chỉ nơi cư trú” và không phải kê khai cột “ngày tháng năm sinh” và 04 cột ngoài cùng bên phải;

– (3) Nếu đã có số định danh thì phải ghi số định danh; trường hơp chưa có số định danh thì ghi số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước, nếu không có thì không bắt buộc phải ghi;

– (4) Ghi rõ mức thu nhập thực tế hiện có từ nguồn thu nhập như tiền lương hoặc lương hưu hoặc loại trợ cấp hoặc các nguồn thu nhập cụ thể khác;

– (5) Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì ghi tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động; nếu được cấp giấy xác nhận thương tật đặc biệt nặng thì ghi “thương tật 81%”;

– (6) Ghi “đủ điều kiện” đối với thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Nếu số thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhiều hơn 04 người thì các thân nhân thống nhất lựa chọn để khai tại danh sách này đủ 04 người theo thứ tự ưu tiên từ số 01 – 04, sau đó khai đến các thân nhân khác.

– (7) Chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người khai: Là chứng thực của chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam trong trường hợp chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam trong trường hợp cư trú ở nước ngoài.

Nếu Tờ khai từ 02 tờ rời trở lên thì giữa các tờ phải đóng dấu giáp lai của chính quyền địa phương nơi xác nhận chữ ký của người khai.

– (8) Trường hợp thân nhân hưởng trợ cất tuất một lần cử người khai làm đại diện nhận tiền trợ cấp thì ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Mẫu tờ khai hưởng chế độ tử tuất mới năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty liên doanh; thủ tục thành lập công ty cổ phần…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian giả quyết hồ sơ hưởng chế độ tử tuất 1 lần là bao lâu?

Trong thời hạn 08 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động.Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nộp Tờ khai hưởng chế độ tử tuất đến đâu? Bằng hình thức nào?

Theo quy định tại Điều 111, Điều 112 của Luật BHXH năm 2014, Quyết định số 166/QĐ-BHXH và Quyết định số 838/QĐ-BHXH, Tờ khai hưởng chế độ tử tuất kèm các giấy tờ khác được nộp tới cơ quan Bảo hiểm xã hội theo các phương thức sau đây:
Trường hợp người lao động đang đóng BHXH mà bị chết:
– Nộp hồ sơ giấy:
+ Trong 90 ngày kể từ ngày người lao động chết: Thân nhân của người này nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động.
+ Trong 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ: Người sử dụng lao động phải nộp hồ cho cơ quan BHXH.
– Thông qua giao dịch điện tử:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn thân nhân người lao động kê khai thông tin, lập hồ sơ theo quy định; nhận hồ sơ giấy từ thân nhân người lao động; kiểm tra, đối chiếu thông tin với hồ sơ quản lý.
+ Lập hồ sơ bằng Phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN;
+ Ký số trên hồ sơ và gửi đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, nộp hoặc gửi bản giấy Tờ khai của thân nhân cho cơ quan BHXH.
Trường hợp người bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng chết:
– Nộp hồ sơ giấy:
Trong 90 ngày kể từ ngày người lao động chết, thân nhân của người chết nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH.
– Thông qua giao dịch điện tử:
+ Thân nhân NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, nộp hoặc gửi bản giấy Tờ khai của thân nhân cho cơ quan BHXH;
+ Trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
– Phần quyền và nghĩa vụ của các bên: Tùy vào thỏa thuận cụ thể của các bên và loại hình du lịch mà để tiến hành thống nhất các điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ để trong hợp đồng, đảm bảo căn cứ cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh.
– Phần điều khoản khác: Các bên có thể thỏa thuận thêm về các nội dung liên quan như bảo hiểm hành khách, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp,… nếu các bên có thỏa thuận.

Có được hưởng đồng thời chế độ tuất người có công và trợ cấp xã hội không?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 17 Luật Người cao tuổi thì đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. Như vậy, nếu đang hưởng chế độ tuất theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng thì vẫn được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên; nếu đang hưởng chế độ tuất theo quy định của pháp luật về BHXH thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.