Mẫu số 03-DS Biên bản lấy lời khai của người làm chứng mới năm 2022

15/08/2022
Mẫu số 03-DS Biên bản lấy lời khai của người làm chứng mới năm 2022
488
Views

Người làm chứng được Toán án triệu tập tham gia tố tụng để làm sáng tỏ những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Quyền và nghĩa vụ của người làm chứng được pháp luật quy định như thế nào? Trong trường hợp người làm chứng bị đe dọa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, mạng sống thì có được nhà nước bảo vệ hay không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung nêu trên tại bài viết dưới đây và tải xuống mẫu số 03-DS Biên bản lấy lời khai của người làm chứng. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Khái niệm người làm chứng trong tố tụng dân sự

Trong tố tụng dân sự, những người biết được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết toà án triệu tập đến tham gia tố tụng để làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Người tham gia tố tụng này được gọi là người làm chứng.

Người làm chứng là người tham gia tố tụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự do biết được các tình tiết, sự kiện đó.

Người làm chứng tham gia tố tụng thường khách quan hơn đương sự do họ không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người làm chứng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự nên pháp luật không quy định hạn chế những người được tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Bất cử người nào biết được các tình tiết của vụ việc dân sự đều có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng để làm rõ vụ việc dân sự. Tuy nhiên, đối với những người không có khả năng nhận thức được hành vi của mình như người chưa thành niên còn quá nhỏ tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có nhược điểm về thể chất không thể nhận thức được sự việc thì không thể làm chứng được. Người làm chứng được tòa án triệu tập tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự hoặc khi tòa án xét thấy cần thiết.

Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng trong tố tụng dân sự?

Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng được quy định tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng

1. Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.

2. Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.

3. Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.

4. Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.

5. Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.

Mẫu số 03-DS Biên bản lấy lời khai của người làm chứng
Mẫu số 03-DS Biên bản lấy lời khai của người làm chứng

6. Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.

7. Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.

8. Phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

9. Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.”

Đồng thời, sự có mặt của người làm chứng còn được quy định tại Điều 229 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

“Điều 229. Sự có mặt của người làm chứng

1. Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án.

2. Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.

Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Chủ tọa phiên tòa công bố lời khai đó.

Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án.

3. Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.”

Quy định pháp luật về bảo vệ người làm chứng như thế nào?

Theo Điều 110 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 110. Bảo vệ chứng cứ

1. Trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền đề nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Đề nghị của đương sự phải thể hiện bằng văn bản. Tòa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác.

2. Trường hợp người làm chứng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Tòa án có quyền quyết định buộc người có hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đó. Trường hợp hành vi đó có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát xem xét về trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, đối với trường hợp người làm chứng bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp sai sự thật thì sẽ bị xem xét về trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, người làm chứng có quyền yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng theo khoản 6 Điều 78 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tải xuống và xem trước mẫu số 03-DS Biên bản lấy lời khai của người làm chứng

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu số 03-DS Biên bản lấy lời khai của người làm chứng mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về đăng ký mã số thuế cá nhân cho thuê nhà, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Những ai không được làm chứng?

Khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:
Điều 66. Người làm chứng
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

Đối chất với người làm chứng như thế nào?

– Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.
– Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.

Chi phí cho người làm chứng như thế nào?

– Chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do đương sự chịu.
– Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị. Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.