Chưa bị xét xử có bị coi là có án tích hay không?

15/08/2022
Chưa bị xét xử có bị coi là có án tích hay không?
324
Views

Xin chào Luật sư 247. Năm 2018 em có lấy trộm một chiếc xe đạp và bị người dân bắt giao cho công an. Sau khi lấy lời khai, công an đã thả em ra sau 24h. Em có thắc mắc trong trường hợp của em như vậy, có bị coi là có án tích hay không? Chưa bị xét xử có bị coi là có án tích hay không? Mong được Luật sư giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Các trường hợp nào được xóa án tích?

Căn cứ Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 69. Xóa án tích

1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

Như vậy nếu thuộc các quy định trên thì sẽ được xóa án tích.

Án tích có tự xóa không?

Án tích có tự xóa không? Câu trả lời là có. Nếu bạn thuộc trường hợp đương nhiên được xoá án tích; thì sau khi bạn đã chấp hành xong hình phạt chính; hoặc chấp hành xong thời gian thử thách án treo; hoặc hết thời hiệu thi hành bản án; và đáp ứng các điều kiện quy định luật định; bạn sẽ đương nhiên được xoá án tích.

– Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích; nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính; hoặc hết thời gian thử thách án treo; người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung; các quyết định khác của bản án; và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

  • 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  • 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
  • 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
  • 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

+ Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế; cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; tước một số quyền công dân; mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 70; thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

– Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích; nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án; người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70.

– Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án; và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích; nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 70.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào bạn cũng sẽ được đương nhiên xoá án tích mà phải đợi xoá án tích theo quyết định của Toà án.

Thủ tục xóa án tích thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 369. Thủ tục xóa án tích

1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.

2. Những trường hợp quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xóa án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.

Chưa bị xét xử có bị coi là có án tích?
Chưa bị xét xử có bị coi là có án tích?

Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

Chưa được xóa án tích, phạm tội mới xử lý thế nào?

Căn cứ Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015, người nào chưa được xóa án tích mà lại phạm một tội mới thì bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Cụ thể như sau:

– Tái phạm là khi người bị kết án chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý thì được coi là tái phạm;

– Tái phạm nguy hiểm là:+ Người bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Hoặc người bị kết án đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Việc tái phạm hay tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015. Tình tiết tăng nặng là căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định mức hình phạt cho tội danh mới.

Chưa bị xét xử có bị coi là có án tích hay không?

Các nội dung liên quan đến án tích được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 và các văn bản liên quan. Mặc dù không có văn bản nào trực tiếp định nghĩa thế nào là án tích. Tuy nhiên, tổng hợp quy định từ các Điều Khoản về án tích tại các văn bản quy phạm pháp luật, có thể hiểu:

Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Đây là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án nhưng không có tính vĩnh viễn. Án tích tồn tại trong quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án tích.

Theo đó, việc một người có bị xem là có án tích hay không thì phải xác định dựa vào việc người đó có bị kết án hay không? Trường hợp một người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa bị đưa ra xét xử và chưa bị kết án bởi một bản án hình sự có hiệu lực thi hành thì người đó chưa thể bị xem là có án tích.

Do vậy, trường hợp bạn từng trộm cắp xe đạp nhưng chỉ bị tạm giữ trong thời gian 24 giờ rồi cho về và sau đó không bị kết án bởi bản án hình sự thì không bị xác định là có án tích.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chưa bị xét xử có bị coi là có án tích hay không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về đăng ký mã số thuế cá nhân online, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Không bị coi là có án tích trong trường hợp nào?

+ Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt (theo quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS).
+ Người bị kết án là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với mọi trường hợp phạm tội (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 107 BLHS).
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng với lỗi vô ý (theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 107 BLHS).
+ Người bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương XII Bộ luật hình sự.

Cơ quan có thẩm quyền xóa an tích?

– Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.
– Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
– Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích).

Quy định về xóa án tích như thế nào?

– Xóa án tích có 03 dạng:
Đương nhiên được xóa án tích;
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án.
Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.