Khi mua nhà đất để tránh gặp những rủi ro như đất thuộc quy hoạch, đất đang bị thế chấp… thì người mua cần tìm hiểu rõ thông tin liên quan đến mảnh đất đó. Dưới đây, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai và hướng dẫn cách viết phiếu yêu cầu cung cấp thông tin địa chính. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Chủ thể có quyền yêu cầu cung cấp thông tin đất đai?
Tại khoản 4 Điều 28 Luật Đất đai 2013 quy định về trách nhiệm của nhà nước trong việc cung cấp thông tin như sau:
“Điều 28. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai
…
4. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân.
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, những trường hợp không được cung cấp dữ liệu đất đai gồm:
– Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
– Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Như vậy, trong 4 trường hợp trên thì nhà nước sẽ không tiến hành cung cấp thông tin về đất đai.
Tải xuống mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai
Theo quy định tại mẫu số 01/PYC ban hành kèm Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về mẫu đơn xin thông tin đất đai như sau:
Hướng dẫn viết phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai
Khi điền thông tin vào đơn xin thông tin đất đai bạn cần điền đầy đủ và các mục sau đây:
Thông tin của người yêu cầu cung cấp thông tin đất đai
+ Đối với tổ chức: Cần phải ghi đầy đủ tên tổ chức, tên thông tin của người đại diện (thường dựa vào điều lệ của công ty)
+ Đối với cá nhân: Ghi đầy đủ họ và tên của cá nhân dựa vào thông tin, CMND, CCCD hoặc hố chiếu.
Nội dung cần cung cấp của thửa đất
Ghi rõ và đầy đủ thông tin:
+ Về số thuể đất, địa chỉ của thửa đất, địa chỉ của thửa đất.
+ Nội dung thông tin cần cung cấp (có thể tùy thuộc vào mục đích người yêu cầu cung cấp thông tin ma có thể xin toàn bộ hoặc xin từng mục)
Cần phải lưu ý đối với ô dữ liệu thửa đất, dữ liệu người sử dụng đã bao gồm thông tin cụ thể bao gồm:
+ Dữ liệu thửa đất bao gồm: Số hiệu thửa đất, số tờ BĐĐC, diện tích, địa chỉ.
+ Dữ liệu người sử dụng đất bao gồm: Họ tên vợ chồng, năm sinh, CMND, địa chỉ.
Mục đích sử dụng dữ liệu
Người yêu cầu cung cấp thông tin ghi rõ mục đích sử dụng dữ liệu về thửa đất như: Nhận chuyển nhượng, thế chấp…
Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai
Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp Phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai (Văn phòng đăng ký đất đai được tổ chức thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh và có các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở các huyện) hoặc UBND cấp xã theo một trong các phương thức sau: Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai; Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện; Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dữ liệu đất
– Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu.
– Công chức tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân.
– Trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai
– Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
– Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu.
Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp 1: Nhận được yêu cầu trước 15 giờ (03 giờ chiều) thì phải cung cấp ngay trong ngày;
– Trường hợp 2: Nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.
Lưu ý: Thời gian này không tính các loại thời gian sau:
– Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp xã (xã, phường, thị trấn),
– Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
– Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về điều kiện hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Có được cung cấp dữ liệu đất đai khi trong đơn quên ghi địa chỉ?
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập?
Thông tin liên hệ Luật Sư 247
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai mới năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu thông tin quy hoạch; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT. Phí và chi phí phải trả khi yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai gồm:
– Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
– Chi phí in ấn; sao chụp hồ sơ, tài liệu;
– Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
Theo quy định tại khoản 23 Điều 3 Luật Đất đai 2013:
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Căn cứ theo thông tư 34/2014/TT-BTNMT, dữ liệu đất đai được định nghĩa như sau:
Dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Theo quy định tại Điều 23, Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, cá nhân được hoạt động tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong tổ chức có chức năng tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự;
– Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành công nghệ thông tin, quản lý đất đai, địa chính, trắc địa bản đồ;
– Có kinh nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tối thiểu 03 năm.