Xin chào Luât sư 247, tôi là người Việt Nam định cư nước ngoài muốn về Việt Nam để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, vì chưa chuẩn bị hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại Giao cần để hợp pháp hóa lãnh sự, thường gặp nhiều khó khăn khi hợp tác với các công ty trong nước. Bây giờ tôi phải làm thế nào? Hiện có mẫu hợp pháp hóa lãnh sự không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 111/2011/NĐ-CP
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, thì:
“Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam”.
Cơ quan này có thể là:
- Tại Việt Nam:
- Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam,
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc
- Tại nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
Hiện nay, rất nhiều thủ tục hành chính tại Việt Nam yêu cầu hồ sơ cấp tại nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, bao gồm:
- Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài,
- Hoàn thiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam,
- Người nước ngoài xin nhận con nuôi tại Việt Nam,
- Người nước ngoài đăng ký hộ tịch tại Việt Nam,
- ….
Giấy tờ thường được hợp pháp hóa lãnh sự
Để được công nhận và sử dụng hợp pháp các giấy tờ, tài liệu tại Việt Nam thì các giấy tờ đó phải được tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp theo quy định về miễn hợp pháp hóa lãnh sự, căn cứ theo Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Cụ thể, các trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm như sau:
+ Các tài liệu, giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự quy định theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các nước liên quan là thành viên hoặc áp dụng theo nguyên tắc có đi có lại giữa các nước.
+ Các tài liệu, giấy tờ khi được thực hiện chuyển giao trực tiếp hoặc chuyển qua đường qua đường ngoại giao giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của các nước.
+ Các tài liệu, giấy tờ được quy định về miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo pháp luật Việt Nam.
+ Những tài liệu, giấy tờ mà cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận của Việt Nam hoặc của các nước không có yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể các tài liệu, giấy tờ không được hợp pháp hóa lãnh sự, cụ thể:
+ Những tài liệu, giấy tờ phát hiện có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng chưa được đính chính theo quy định.
+ Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết trong chính bản thân giấy tờ , tài liệu đó có sự mâu thuẫn với nhau hoặc có sự mâu thuẫn với giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Tài liệu, giấy tờ bị giả mạo hoặc được cung cấp chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định.
+ Các tài liệu, giấy tờ có thông tin về chữ ký, con dấu nhưng không phải là chữ ký, con dấu gốc.
+ Các giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước Việt Nam hoặc các trường hợp khác có thể gây bất lợi cho Nhà nước Việt Nam.
Hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?
Theo quy định hiện hành, khi muốn thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện xin xác nhận hợp pháp lãnh sự tại các cơ quan sau:
+ Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước là Bộ ngoại giao. Bộ ngoại giao có thể ủy quyền cho các cơ quan ngoại vụ ở các tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương tiến hành tiếp nhận giấy tờ, tài liệu, hồ sơ để hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được phép ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là cơ quan đại diện).
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam?
Để các tài liệu, giấy tờ được hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam, cá nhân, đơn vị, tổ chức cần thực hiện theo quy trình, thủ tục như sau:
Bước 01. Người có đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
+ 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự (theo mẫu sẵn quy định);
+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng. Trường hợp không có các giấy tờ này thì thay thế bằng các giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu (xuất trình bản chính trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan);
+ 01 bản chụp các giấy tờ tùy thân như trên nếu người đề nghị nộp qua đường bưu điện (các giấy tờ không cần chứng thực);
+ Tài liệu, giấy tờ đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự đã được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của cơ quan nước ngoài chứng nhận;
+ Bản dịch tài liệu, giấy tờ đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh (trường hợp tài liệu, giấy tờ đó không được lập ra bằng các thứ tiếng trên, 01 bản);
Bước 02. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự
Khi tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự của người có nhu cầu đề nghị, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu biên nhận (trừ trường hợp gửi hồ sơ qua đường bưu điện).
Trường hợp nếu hồ sơ không đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện hướng dẫn cho người đề nghị tiến hành bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề nghị thuộc quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 11/2011/NĐ-CP quy định về các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự và các trường hợp không được hợp pháp hóa lãnh sự, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thực hiện từ chối hồ sơ và giải thích rõ cho người nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự.
Bước 03. Thời hạn xem xét giải quyết hồ sơ hợp pháp hóa
Theo quy định tại khoản 5, Điều 11, Nghị định 111/2011 NĐ-CP có quy định: Hồ sơ được giải quyết trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan nhận đủ hồ sơ theo hợp lệ.
Tải xuống mẫu hợp pháp hóa lãnh sự
Mẫu LS/HPH-2012/TK:
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định 2022
- Tải các biểu mẫu Quỹ Hỗ trợ nông dân hiện nay
- Sổ theo dõi Quỹ Hỗ trợ nông dân là gì?
- Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không?
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ theo quy định 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mẫu hợp pháp hóa lãnh sự mới 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty cổ phần; thành lập công ty mới; hợp thức hóa lãnh sự; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Như đã nói ở phần trên, việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của bạn sẽ giúp văn bản nước ngoài có giá trị về mặt pháp lý, sử dụng được tại Việt Nam. Một số nhà đầu tư nước ngoài khi chưa chuẩn bị hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại Giao cần để hợp pháp hóa lãnh sự, thường gặp nhiều khó khăn khi hợp tác với các công ty trong nước.
Thủ tục này giúp bảo vệ quyền lợi cho người nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời các cơ quan Nhà Nước cũng dễ dàng hơn khi quản lý người nước ngoài. Từ đó họ sẽ có trách nhiệm hơn khi làm việc, học tập và sinh sống tại nước ta.
Người xin xác nhận có thể nộp tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mà bạn đang sinh sống
+ Điền đầy đủ các thông tin vào mẫu tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Sau khi điền đủ và chi tiết các thông tin, bấm nút “Hoàn thành” để hệ thống tự động sinh ra tờ khai điện tử
+ Tải tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự điện tử về máy tính của mình.
Hệ thống cho phép, Quý khách có thể lấy tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự đã đăng ký. Quý khách nên ghi lại thông tin “Mã tờ khai” và “Mã xác thực” để sử dụng cho các lần tiếp theo hoặc nhập email để hệ thống tự động gửi thông tin vào hòm mail của quý khách.
Kiểm tra lại và tờ khai in trên khổ giấy A4 (để đọc được tờ khai điện tử (dưới dạng file .pdf) vừa tải về, Quý khách có thể cần phần mềm AcrobatReader hoặc các phần mềm tương đương).
Ký vào tờ khai điện tử đã in (01 bản) và chuẩn bị hồ sơ theo quy định như phần trên.