Mẫu hợp đồng ủy quyền nhà ở xã hội năm 2022

24/06/2022
Mẫu hợp đồng ủy quyền nhà ở xã hội
802
Views

Có một số trường hợp chúng ta không thể trực tiếp thực hiện được công việc nào đó mà phải ủy quyefn cho người khác như ủy quyền bán nhà ở xã hội – nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà ở xã hội” qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật dân sự 2015

Luật nhà ở 2014

Nghị định 100/2015/NĐ-CP

Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà ở xã hội

Căn cứ Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy hợp đồng ủy quyền mua bán nhà ở là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc mua bán nhà ở nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền phải chi trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên được ủy quyền sẽ được thay mặt bên ủy quyền thực hiện toàn bộ công việc trong phạm vi được ủy quyền.

Công chứng hợp đồng ủy quyền mua bán nhà ở xã hội

Theo Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 

Theo đó, hợp đồng ủy quyền không bắt buộc phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc như ủy quyền đăng ký hộ tịch, đăng ký kết hôn, mang thai hộ,…

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014 có quy định về việc công chứng hợp đồng về nhà ở như sau:

“Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.”

Theo quy định trên, khi mua bán nhà ở xã hội bên bán và bên mua có thể không cần công chứng hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, để đảm bảo về mặt pháp lý của hợp đồng và hạn chế rủi ro cho cả hai bên thì các bên có thể công chứng hợp đồng mua bán đó.

Trong trường hợp trên, nếu bạn muốn lập hợp đồng ủy quyền mua bán nhà ở xã hội bạn có thể đến văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, vì nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện để mua bán do đó có thể gặp rủi ro cho bên được ủy quyền:

Vì hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có thời hạn và bên được ủy quyền chỉ được thực hiện trong một phạm vi nhất định do bên ủy quyền cho phép thực hiện. Do đó, nếu ký hợp đồng ủy quyền với chủ căn hộ thì bạn sẽ bị hạn chế một số quyền lợi và hợp đồng ủy quyền cũng sẽ bị coi là đương nhiên hết hiệu lực khi bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết. 

Ngoài ra, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền và chỉ cần thông báo trước cho bạn một thời gian nhất định và chi trả thù lao cho bên bạn nếu là hợp đồng ủy quyền có thù lao.

Tóm lại, pháp luật không hợp đồng ủy quyền mua bán nhà ở xã hội bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng bạn có thể công chứng hợp đồng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thự tại ủy ban nhân dân xã nơi có căn hộ.

     

Mẫu hợp đồng ủy quyền nhà ở xã hội
Mẫu hợp đồng ủy quyền nhà ở xã hội

Mua nhà ở xã hội thông qua hợp đồng ủy quyền có rủi ro không?

Theo quy định của Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội hướng dẫn Luật nhà ở năm 2014 thì:

“Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Do đó, nếu bên bán nhà của bạn chưa sử dụng đủ 5 năm theo quy định thì chưa được phép chuyển nhượng căn hộ này cho gia đình bạn. Trong trường hợp bạn muốn mua căn hộ này thì có thể lựa chọn nhưng hình thức sau:

Ký kết hợp đồng ủy quyền:

Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của bên ủy quyền cho phép bên được ủy quyền thay mặt mình thực hiện một công việc nhất định nhân danh bên ủy quyền trong thời hạn mà hai bên thảo thuận. Cụ thể:

“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Tuy nhiên, hình thức ủy quyền cũng có những rủi ro cho bên được ủy quyền như: do hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có thời hạn và bên được ủy quyền chỉ được thực hiện trong một phạm vi nhất định do bên ủy quyền cho phép thực hiện, do đó, nếu bạn ký hợp đồng ủy quyền với chủ căn hộ thì gia đình bạn sẽ bị hạn chế một số quyền lợi. Mặt khác, hợp đồng ủy quyền cũng sẽ bị coi là đương nhiên hết hiệu lực khi bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết; đồng thời bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền và chỉ cần thông báo trước cho bạn một thời gian nhất định và chi trả thù lao cho bên bạn nếu là hợp đồng ủy quyền có thù lao ( theo quy định tại điều 569 Bộ luật dân sự 2015).

Ký hợp đồng đặt cọc:

Bên cạnh việc ký hợp đồng ủy quyền thì bạn cũng có thể lựa chọn hình thức ký hợp đồng đặt cọc với bên bán nhà. Theo đó, hợp đồng đặt cọc có nghĩa là bạn sẽ giao trước cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo cho giao dich, hợp đồng của hai bên được thực hiện. Việc ký kết hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do đó, hai bên chỉ cần ký xác nhận với nhau là hợp đồng đã có giá trị pháp lý. Cụ thể:

“Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Tuy nhiên, đối với hợp đồng đặt cọc cũng để lại khá nhiều rủi ro cho cả hai bên, theo đó, việc ký hợp đồng đặt cọc chỉ ghi nhận bên bán nhà nhận của bạn một khoản tiền chứ chưa xác nhận quyền sử hữu căn hộ sang cho bạn, do đó, nếu rủi ro có tranh chấp xảy ra thì bạn chỉ có thể khời kiện đòi số tiền đặt cọc chứ không thể khởi kiện đòi căn hộ.

+ Hiện nay, nhiều người cũng lựa chọn ký vi bằng về việc mua bán nhà khi bên bán chưa đủ điều kiện để bán nhà. Hợp đồng được ký vi bằng tại văn phòng thừa phát lại ghi nhận một sự kiện pháp lý là hai bên có thỏa thuận với nhau về việc mua bán, tuy nhiên hợp đồng này lại không được coi là cơ sở để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho bạn mà vi bằng này sẽ được coi là bằng chứng trước tòa nếu rủi ro có tranh chấp xảy ra.

Tải Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà ở xã hội

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Mẫu hợp đồng ủy quyền nhà ở xã hội”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về bảo hộ logo công ty, giải thể công ty bị đóng mã số thuế, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm ngừng doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng ủy quyền mua bán nhà ở có cần chữ ký của vợ không?

Nếu nhà ở là tài sản chung của hai vợ chồng thì khi ký kết hợp đồng ủy quyền cho người khác thực hiện việc mua bán cần phải có sự đồng ý của bên còn lại và phải có chữ ký xác minh sự đồng ý đó theo đúng quy định của pháp luật.

Có được ủy quyền sang tên sổ đỏ không?

Cá nhân hoàn toàn có quyền uỷ quyền cho người khác thực hiện các giao dịch dân sự trừ một số trường hợp cấm theo quy định của pháp luật, ví dụ như: kết hôn, ly hôn, công chứng di chúc của mình…
Sang tên Sổ đỏ không thuộc trường hợp cấm ủy quyền, do đó cá nhân hoàn toàn có thể ủy quyền cho nhau tiến hành thủ tục sang tên Sổ đỏ.
Tuy nhiên, người được ủy quyền chỉ được thực hiện những công việc trong phạm vi được ủy quyền. Không được vượt quá phạm vi ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền là gì?

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong hợp đồng mua bán tài sản, đặc biệt là chuyển nhượng đất đai, nhà cửa thì hợp đồng ủy quyền là loại hợp đồng thường xuyên được sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.