Mẫu hợp đồng quảng bá thương hiệu mới năm 2022

30/08/2022
Mẫu hợp đồng quảng bá thương hiệu mới năm 2022
730
Views

Hợp đồng quảng bá thương hiệu là văn bản được các cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi lại những thỏa thuận của các bên. Về cơ bản nó là một hợp đồng dịch vụ trong đó nhà cung cấp dịch vụ chạy quảng cáo và quảng bá thương hiệu nhất định cho người sử dụng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ trả phí. Luật sư 247 sẽ gửi tới Quý khách hàng mẫu hợp đồng quảng bá thương hiệu mới năm 2022.

Quảng bá thương hiệu là gì?

Quảng bá thương hiệu (Brand Promotion) là quá trình thông báo, nhắc nhở, thuyết phục khách hàng tin vào thương hiệu và cuối cùng tác động khách hàng để thúc đẩy họ ra quyết định mua sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.

Quảng bá thương hiệu online là quá trình tích hợp Marketing hỗn hợp với Digital Marketing đa kênh, đa thiết bị. Ngày nay, doanh nghiệp phải tận dụng được sức mạnh của Internet để giới thiệu thương hiệu với người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Hợp đồng quảng bá thương hiệu là gì?

Hợp đồng quảng bá thương hiệu là một loại hợp đồng dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, bên cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện các nghĩa vụ, yêu cầu nhằm quảng bá thương hiệu của cá nhân, tổ chức nhất định nào đó theo đúng những điều khoản đã thỏa thuận. Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ theo đúng giá trị và hình thức đã cam kết.

Nội dung hợp đồng quảng bá thương hiệu bao gồm các điều khoản nào?

Hiện nay, hầu hết mọi giao dịch thương mại đều được thực hiện trên cơ sở pháp lý, đảm bảo tính thống nhất, cụ thể, chính xác và phù hợp với quy định của Pháp luật và được thể hiện thông qua các bản hợp đồng kinh tế. Để đảm bảo được các yêu cầu đó, một mẫu hợp đồng quảng bá thương hiệu cần phải có đầy đủ các nội dung cơ bản sau:

1. Thông tin của các bên

Đây là điều khoản cơ bản nhất và bắt buộc của mọi hợp đồng thương mại. Thông tin của các bên tham gia cần được thể hiện cụ thể, chính xác gồm tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc fax, email, mã số thuế, số tài khoản… nếu có); tên, chức vụ của người đại diện pháp luật khi tham gia ký kết hợp đồng

2. Nội dung công việc cần thực hiện

Hợp đồng cần thể hiện cụ thể nội dung các công việc được bên A triển khai theo cách thức, thời gian, tại địa điểm… được thỏa thuận của 2 bên.

3. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

Hợp đồng có tổng giá trị bao nhiêu (có thể liệt kê chi tiết giá trị từng mục)? 2 bên đồng ý thỏa thuận thanh toán theo hình thức nào (tiền mặt/chuyển khoản…)? Thanh toán thành bao nhiêu đợt? Có đặt cọc hay không và cọc bao nhiêu? Mỗi đợt có giá trị bao nhiêu? Thời gian thanh toán mỗi đợt và thanh toán hết hợp đồng?

Mẫu hợp đồng quảng bá thương hiệu mới năm 2022
Mẫu hợp đồng quảng bá thương hiệu mới năm 2022

4. Triển khai thực hiện

Sau khi ký hợp đồng và đặt cọc, bên A (bên cung cấp dịch vụ) tiến hành triển khai các công việc được thể hiện ở mục 2.

5. Cam kết giữa các bên tham gia

2 bên cam kết thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ và nhận được các quyền, lợi ích như đã cam kết.

6. Giải quyết hợp đồng khi có bên vi phạm hoặc xảy ra tranh chấp.

Quyền và trách nhiệm, bồi thường của các bên khi xảy ra tranh chấp hoặc vấn đề phát sinh. Nếu không thể giải quyết bằng thương lượng thì sẽ đưa ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

7. Chấm dứt hợp đồng

Nội dung các điều khoản về chấm dứt hợp đồng bao gồm thời gian, địa điểm, trách nhiệm… tính đến thời điểm kết thúc hợp đồng.

8. Giá trị hiệu lực hợp đồng tính đến ngày…

Tải xuống mẫu hợp đồng quảng bá thương hiệu mới năm 2022

 Cách quảng bá thương hiệu hiệu quả:

Tầm quan trọng của việc quảng bá thương hiệu: Như chúng ta đã thảo luận, mục đích của việc xây dựng thương hiệu hay quảng bá thương hiệu là xây dựng và xác lập tên tuổi hoặc thương hiệu của công ty, điều này rất quan trọng không chỉ đối với các công ty lớn mà nó cũng quan trọng không kém đối với các công ty nhỏ. Bên cạnh tầm quan trọng trong kinh doanh, thương hiệu còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội và khách hàng.

Lợi ích cho Doanh nghiệp: Những lợi ích quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp là thương hiệu của công ty có thể nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Thị trường mục tiêu và khách hàng được nhắc nhở và thuyết phục rằng thương hiệu của họ đã và đang phục vụ họ và có kế hoạch làm như vậy liên tục trong tương lai. Thông qua chiến lược tiếp thị này, thương hiệu của công ty có thể tăng thị phần tiếp thị và doanh số bán hàng hiện có.

Lợi ích cho người tiêu dùng: Chất lượng, giá cả và tính sẵn có của sản phẩm là một số mối quan tâm quan trọng của khách hàng khi mua sắm; bởi vì khách hàng có nhiều sự lựa chọn và họ cũng nhận thức được những nhà cung cấp và thương nhân không trung thực đang lừa họ. Ở đây có vai trò của việc xây dựng thương hiệu thông báo về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty trước khi họ mua hàng. Nó giúp khách hàng không bị lừa bởi các nhà cung cấp và cũng tiết kiệm thời gian quý báu của họ.

Lợi ích cho xã hội: Thương hiệu cũng mang lại lợi ích cho toàn xã hội theo nhiều cách. Ví dụ, xây dựng thương hiệu có nghĩa là sản xuất hàng loạt sản phẩm mà cuối cùng đưa công ty đến nền kinh tế theo quy mô. Nó có nghĩa là giá thấp hơn mà mọi người tiêu dùng muốn. Khi ngày càng nhiều người bị thu hút bởi một thương hiệu nhất định, thì điều đó cũng sẽ đòi hỏi họ phải thuê nhiều người hơn để thực hiện các chức năng của mình một cách hiệu quả. Cơ hội việc làm được tạo ra theo cách này, có lợi cho toàn xã hội.

Kỹ thuật Quảng bá Thương hiệu: Các kỹ thuật quảng bá thương hiệu bao gồm tất cả các công cụ thường được các nhà tiếp thị sử dụng để giao tiếp với thị trường mục tiêu và khách hàng cuối cùng của họ. Các công cụ truyền thông tiếp thị để quảng bá thương hiệu như sau:

Quảng cáo: Quảng cáo là phương thức khuyến mại tiện lợi và tiết kiệm. Nó là tốt, nó hoạt động. Nhưng vấn đề với quảng cáo là nó thiếu cảm giác thuộc về cá nhân.

  • Bán hàng cá nhân: Điều tốt về bán hàng cá nhân là nó liên quan đến giao tiếp mặt đối mặt. Người bán sẽ nhận được phản hồi ngay lập tức sau khi giao dịch từ người mua. Vấn đề với bán hàng cá nhân là nó tốn thời gian và phương pháp xa xỉ. Quảng cáo là một lựa chọn rất tốt để thiết lập thương hiệu.
  • Khuyến mại: Khuyến mại bao gồm các biện pháp khuyến khích trong thời gian ngắn hoặc nhỏ, mục đích là tăng khả năng bán thương hiệu ngay lập tức và thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Tuy nhiên, nó không đạt được sự trung thành với thương hiệu của khách hàng vì thời gian của nó rất ngắn. Khuyến mại theo mùa thường được đưa ra vào cuối mùa để giải phóng hàng và tồn kho.
  • Bao bì: Bao bì cung cấp cho thương hiệu một lợi thế đặc biệt, giúp phân biệt các sản phẩm của nó với hàng tồn kho. Ngày nay, nhận thức và ngoại hình đã trở nên rất quan trọng với sự tiến bộ của phương tiện truyền thông và đồ họa. Sản phẩm trông đẹp hơn, nó càng bán được nhiều hơn. Khách hàng thậm chí còn sẵn sàng trả giá cao hơn để sản phẩm có hình thức đẹp hơn. Các công ty đang chi nhiều tiền hơn cho việc đóng gói sản phẩm của họ để cạnh tranh trên thị trường.
  • Chiến dịch 360 °: Chiến dịch 360 ° là một phương pháp tiếp thị tích hợp cố gắng tiếp cận khách hàng ở mọi cấp độ của các kênh truyền thông. Nếu chiến dịch như vậy được triển khai thành công, thì chiến dịch đó có thể tối đa hóa phạm vi tiếp cận thương hiệu.
  • Quảng cáo thương hiệu trực tuyến: Như tên của nó, quảng bá thương hiệu có nghĩa là quảng bá thương hiệu của bạn bằng cách sử dụng tất cả các nền tảng truyền thông xã hội và chuyên nghiệp trực tuyến. Mục đích của nó là để tiếp xúc với thương hiệu của bạn càng nhiều càng tốt và với chi phí rất thấp. Việc quảng bá thương hiệu trực tuyến rất quan trọng bởi vì lý do sau;
  • Để tăng nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp: Nền tảng trực tuyến rộng hơn nhiều và nó bao gồm nhiều loại nhân khẩu học trên toàn cầu; Một trong những ưu điểm là không tốn kém và tiết kiệm; Các lợi ích chính của việc quảng bá thương hiệu trực tuyến; Một số lợi ích của việc quảng bá thương hiệu trực tuyến như sau: Hầu như không có rào cản nào cho người mới, rất đơn giản và dễ dàng. Phần thú vị nhất của quảng bá thương hiệu là tự động hóa các bộ phận nhất định. Có nghĩa là một nhiệm vụ rất lớn của việc quảng bá thương hiệu được thực hiện bởi rất ít người trong một thời gian rất ngắn với một mức giá rất hợp lý.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng quảng bá thương hiệu mới năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhântra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Nguồn kinh phí cho hoạt động phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm do chính quyền địa phương thực hiện?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì Hoạt động phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm do chính quyền địa phương thực hiện có kinh phí được lấy từ những nguồn sau:
– Ngân sách địa phương;
– Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
– Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
– Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Trong việc quảng bá hoạt động du lịch có được sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không?

Theo Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như sau:
1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.