Lạc (đậu phộng) đôi khi được gọi là hạt lạc. Là loại nông sản thường thấy ở các chợ, siêu thị và là sản phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Môi trường Việt Nam có thổ nhưỡng phong phú để trồng lạc với năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, đặc biệt là phục vụ sản xuất khiến nguồn nguyên liệu luôn khan hiếm. Vì vậy, việc nhập khẩu lạc là một nhu cầu cơ bản. Khi nhập khẩu lạc nhân thì phải lập thành hợp đồng. Các cá nhân và công ty có thể đọc và áp dụng qua bài viết “Mẫu hợp đồng nhập khẩu lạc nhân mới năm 2022” dưới đây.
Nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu được hiểu là hoạt động thương mại quốc tế, là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia theo nguyên tắc ngang giá hối đoái lấy tiền tệ làm môi giới và được tính chung trong một khoảng thời gian xác định. Nhập khẩu không phải là một hành vi thương mại đơn lẻ mà là một hệ thống các quan hệ thương mại trong nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Nhập khẩu của mỗi quốc gia cũng phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú tại quốc gia đó và tỷ giá hối đoái. Nếu thu nhập bình quân của người dân nước đó càng cao thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng sẽ tăng theo. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng, giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn, có thể tác động đến nhập khẩu và dẫn đến nhu cầu nhập khẩu thấp hơn.
Nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành kinh tế chủ lực của mỗi quốc gia, đồng thời khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất nước, đóng góp vào nền kinh tế thực sự thể hiện chuyên môn hóa cao trong công việc và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Các hình thức nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu trực tiếp
Đối với hình thức này thì người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau. Bên mua có thể mua mà không bán và ngược lại.
Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản. Trong đó, bên nhập khẩu muốn ký kết được hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thì phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…
Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu ủy thác được hiểu là hoạt động dịch vụ thương mại theo đó chủ hàng thuê một đơn vị trung gian thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóa bằng hợp đồng ủy thác.
Nói một cách dễ hiểu hơn, các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó, tuy nhiên lại không được phép nhập khẩu trực tiếp, hoặc gặp khó khăn trong quá trình kiếm, giao dịch với đối tác nước ngoài thì sẽ thuê những các doanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu cho mình.
Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu có thể được coi là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế, được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch mua bán với chính phủ những nước đang phát triển. Hàng hóa và dịch vụ được đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị tương đương. Ví dụ: Caterpillar xuất khẩu máy xúc sang Venezuela, bù lại, chính phủ Venezuala sẽ trả cho Caterpillar 350.000 tấn quặng sắt.
Trong phương thức này, chỉ với 1 hợp đồng doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời cả hai hoạt động trọng điểm là xuất khẩu và nhập khẩu. Lượng hàng hóa giao đi và hàng nhận về có giá trị tương đương nhau. Do đó, doanh nghiêp xuất khẩu được tính vào cả kim ngạch xuất khẩu và doanh thu trên hàng hóa nhập khẩu.
Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước khác.
Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra.
Nhập khẩu gia công
Là hình thức mà bên nhận gia công của Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu từ người thuê gia công ở nước ngoài, theo hợp đồng gia công đã ký kết. Chẳng hạn như doanh nghiệp dệt may, giầy da của Việt Nam nhập nguyên phụ liệu từ Đài Loan để sản xuất hàng gia công cho đối tác Đài Loan.
Cơ sở pháp lý quy định thủ tục nhập khẩu lạc nhân từ Ấn Độ
Quy định của pháp luật là hành lang pháp lý quan trọng bậc nhất nhằm tạo thành hệ thống vận hành theo khuôn khổ. Mọi cá nhân, doanh nghiệp cần phải tuân thủ và đáp ứng các điều kiện theo luật định. Do vậy, nắm bắt các thông tin về luật sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Đối với việc nhập khẩu lạc nhân từ Ấn Độ. Cá nhân doanh nghiệp cần tìm hiểu Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Quốc hội thông qua năm 2013. Hơn nữa, các hiệp định song phương, đa phương cũng có tác động đến hoạt động này.
Tuy nhiên, đối với việc nhập khẩu thực vật nói chung, lạc nhân nói riêng có một vấn đề cần lưu ý rằng: Ở các thời kỳ khác nhau, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp có thẩm quyền sẽ ban hành văn bản cho phép, hạn chế hoặc không cho phép nhập khẩu một loại sản phẩm nào đó nhằm đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng hoặc môi trường.
Do vậy, thông tin này nhập khẩu thực vật hay lạc nhân từ Ấn Độ cần phải được cập nhật liên tục.
Tải xuống mẫu hợp đồng nhập khẩu lạc nhân mới năm 2022
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng mua bán phân bón mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng mua bán gạch mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng gia công may mặc (với người nước ngoài) 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng nhập khẩu lạc nhân mới năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về cơ bản, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ tài liệu như việc xin giấy phép kiểm dịch thực vật thông thông thường, cụ thể là:
Đơn xin Giấy phép kiểm dịch lạc nhân nhập khẩu từ Ấn Độ;
Hợp đồng mua bán/hợp đồng thương mại của hai bên;
Giấy chứng nhận ĐKDN của đơn vị nhập khẩu.
Tại Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.