Hiện nay việc cho mượn quyền sử dụng đất không còn xa lạ về mặt pháp lý và thủ tục. Tuy nhiên để đảm bảo việc cho mượn đúng quy định và hạn chế rủi ro cũng như tranh chấp xảy ra quý khách hàng nên tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến luật sư trước khi thực hiện hợp đồng. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về mẫu hợp đồng mượn quyền sử dụng đất mới năm 2022.
Quy định của pháp luật về hợp đồng mượn quyền sử dụng đất
Thứ nhất, Luật đất đai quy định tại điều 188 về điều kiện để được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2.Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3.Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Thứ hai, việc lập hợp đồng mượn quyền sử dụng đất của các bên được thực hiện theo quy định của bộ luật dân sự 2015. Theo đó, bộ luật dân sự quy định tại điều 494 về hợp đồng mượn tài sản là: “Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản: Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.” Đối với hợp đồng mượn quyền sử dụng đất thì bộ luật dân sự quy định phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp. Trong hợp đồng cần thể hiện được rõ các quyền và nghĩa vụ của bên mượn và bên cho mượn tài sản theo quy định của bộ luật dân sự 2015.
Nội dung của hợp đồng mượn quyền sử dụng đất có nội dung gì?
Thứ nhất, bộ luật dân sự 2015 quy định chung về quyền và nghĩa vụ chung của bên mượn và bên cho mượn tài sản. Do đó, việc thỏa thuận giữa các bên mang yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên. Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định theo bộ luật dân sự như sau:
Nghĩa vụ của bên mượn tài sản
- Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
- Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
- Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
- Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
- Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
Quyền của bên mượn tài sản
- Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
- Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
- Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản
Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
Quyền của bên cho mượn tài sản
- Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
- Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
Thứ hai, trong hợp đồng mượn tài sản là quyền sử dụng đất không nhất thiết phải bao gồm toàn bộ các nội dung trên. Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên mà một hoặc một số nội dung được bỏ bớt hoặc được thêm mới để đảm bảo thống nhất ý chí giao kết hợp đồng giữa các bên. Trên thông tin mà bạn cung cấp chưa đủ để chúng tôi tư vấn hướng dẫn chi tiết cho trường hợp của bạn được. Trên nguyên tắc chung khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên sẽ cần phải căn cứ vào nhu cầu, điều kiện, khả năng, dự án của mình để tiến hành đàm phán, thương lượng, đưa tới thống nhất quan điểm của các bên; sau đó là quá trình ký kết. Việc thương lượng ở đây bao gồm toàn bộ nội dung như: thời gian cho mượn, quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong thời gian giao kết; điều khoản về bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp..
Tải xuống mẫu hợp đồng mượn quyền sử dụng đất mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng mượn quyền sử dụng đất mới năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, theo đó:
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Tại Khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú 2020 về hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú:
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);