Mẫu hợp đồng mua bán gạo nội địa mới năm 2022

30/08/2022
Mẫu hợp đồng mua bán gạo nội địa mới năm 2022
1275
Views

Hợp đồng mua bán gạo nội địa hay còn gọi là thị trường nội địa là văn bản được các cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi lại những thỏa thuận về việc mua bán sản xuất gạo trong nước. Tài sản được giao cho người mua là gạo, và người mua thanh toán cho người bán trong nước / nội địa. Khác với hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng trong nước đơn giản hơn rất nhiều và ít bị ràng buộc bởi các loại thuế, phí, lệ phí, tiêu chuẩn, quy định về chất lượng ở các nước mà các bên thỏa thuận hợp đồng và các văn bản pháp luật tại thời điểm ký kết cũng phải tuân thủ. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về mẫu hợp đồng mua bán gạo nội địa mới năm 2022.

Hợp đồng mua bán gạo nội địa là gì?

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mai 2005:

“Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.”

Gạo là một hàng hóa, vì thế hợp đồng mua bán lúa gạo là một hợp đồng mua bán hàng hóa.

Luật thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo Điều 430 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.” Hợp đồng mua bán hàng hóa có phạm vi hẹp hơn hợp đồng mua bán tài sản.

Hợp đồng mua bán lúa gạo trong nước là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về các điều kiện, nội dung.. liên quan đến việc mua bán gạo, theo đó bên bán sẽ chuyển giao hàng hóa, tức gạo cho bên mua, bên mua sẽ trả tiền cho bên bán theo giá cả đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Các nội dung cơ bản trong Hợp đồng mua bán lúa gạo

Chủ thể ký kết: có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật; đối với tổ chức cá nhân ký kết hợp đồng phải là người đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng

Đối tượng hợp đồng:

  • Tiêu chuẩn của lúa gạo: Gạo được mua bán có chất lượng đáp ứng các TCVN đối với từng loại gạo
  • Bảo quản: quy trình bảo quản, cách thức bảo quản để đảm bảo sản phẩm đến tay đối tác đảm bảo chất lượng
  • Số lượng: cần lưu ý cách tính khối lượng ở từng vùng miền khác nhau
  • Bao bì : Quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu
Mẫu hợp đồng mua bán gạo nội địa mới năm 2022
Mẫu hợp đồng mua bán gạo nội địa mới năm 2022

Giá và thanh toán: các bên thỏa thuận cụ thể về giá trị hợp đồng (những khoản bao gồm và chưa bao gồm) và cách thức thanh toán, thời hạn thanh toán.

Vận chuyển và giao nhận hàng hóa:

  • Các bên thỏa thuận cụ thể về địa điểm giao nhận, thời gian giao nhận, kiểm tra hàng hóa trước khi giao nhận
  • Gạo là một trong những sản phẩm đặc thù cần có phường thức bảo quản nhất định để đảm bảo về chất lượng; do đó, các bên cần thỏa thuận rõ về hình thức vận chuyển và cách thức bảo quản gạo khi vận chuyển; chi phí vận chuyển cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và trách nhiệm của các bên.

Đổi trả hàng khi không đạt chất lượng

Thuế, phí, lệ phí: các khoản thuế, phí, lệ phí cần phải nộp khi ký kết hợp đồng, bên nào chịu trách nhiệm nộp

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Phạt vi phạm khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ

Rủi ro: lưu ý thời điểm xảy ra rủi ro; trường hợp rủi ro xảy ra bên nào sẽ chịu trách nhiệm

Chấm dứt hợp đồng: các trường hợp chấm dứt hợp đồng; lưu ý trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng và trách nhiệm khi một trong các bên tự ý chấm dứt hợp đồng

Đặc điểm của hợp đồng mua bán lúa gạo trong nước?

Hợp đồng mua bán lúa gạo là hợp đồng ưng thuận: tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, hợp đồng coi như đã giao kết, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.

Có tính đền bù: bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao lúa gạo cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua số tiền tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận.

Là hợp đồng song vụ: mỗi bên trong hợp đồng mua bán lúa gạo đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Mục đích của hợp đồng mua bán lúa gạo trong nước?

Hợp đồng mua bán lúa gạo trong nước là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua, trả tiền. Hợp đồng đáp ứng được sự cung cầu của cả hai, là cơ sở ghi nhận sự thỏa thuận của bên mua và bên bán.

Hợp đồng là sự đảm bảo hai bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, việc thực hiện nghĩa vụ của bên này đảm bảo quyền và lợi ích cho bên kia.

Hợp đồng là cơ sở pháp lý ghi nhận cơ sở giải quyết tranh chấp giữa hai bên trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.

Tải xuống mẫu hợp đồng mua bán gạo nội địa mới năm 2022

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng

Hai bên cần điền đầy đủ thông tin của bên bán và bên mua: Nếu là cá nhân ghi rõ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại liên hệ. Nếu là công ty ghi rõ tên công ty, địa chỉ, giấy chứng nhận doanh nghiệp, số điện thoại, người đại diện theo pháp luật, chức vụ, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, căn cứ đại diện, số tài khoản.

Điều 1: Đối tượng mua bán mà hai bên đã thỏa thuận, tên hàng hóa, chủng loại, chất lượng, khối lượng, giá tiền, ghi chú.

Điều 2: Giá và phương thức thanh toán: Các bên thỏa thuận giá với nhau dựa trên giá thị trường, ghi rõ các lần thanh toán, người được thanh toán, chi phí phát sinh nếu có.

Điều 3: Thực hiện hợp đồng: hai bên thỏa thuận thời hạn hợp đồng, địa điểm  giao hàng và phương thức thực hiện theo ngày cụ thể, nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa.

Điều 4: Đặt cọc: Ghi rõ số tiền đặt cọc mà hai bên đã thỏa thuận với nhau.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng mua bán gạo nội địa mới năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhântra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Các quy định ưu đãi đối với mặt hàng lúa gạo?

Cơ chế tín dụng ưu đãi với ngành lúa gạo, hỗ trợ lãi suất tiền vay hoặc vay không cần tài sản bảo đảm đối với việc thu mua lúa gạo từ các Ngân hàng
Ưu đãi thuế giá trị gia tăng; thuế xuất, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gạo đối với các hiệp định mà Việt Nam tham gia
+Gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất bán ra và ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
+Gạo bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Như vậy, trong khâu sản xuất xay xát, gạo không chịu thuế GTGT (không có thuế GTGT đối với gạo), doanh nghiệp sản xuất gạo không những không phải ứng vốn để trả thuế GTGT khi mua gạo mà còn không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT khi bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã (giảm thủ tục hành chính, chi phí trong kê khai, nộp thuế GTGT); và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của sản xuất, kinh doanh gạo làm hạ giá thành gạo tại các khâu thương mại trung gian, qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
+Gạo do doanh nghiệp sản xuất kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại khâu cuối bán lẻ trực tiếp hoặc bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì mới phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%, đây là mức thuế suất ưu đãi so mức thuế suất 10% thông thường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh bán lẻ gạo được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào phát sinh trong khâu bán lẻ bảo đảm giá cả thấp, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
+Gạo xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0%, cơ sở kinh doanh xuất khẩu gạo được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào của gạo xuất khẩu theo quy định, qua đó giúp sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Điều khoản trả hàng, khứ hồi gạo không đạt tiêu chuẩn?

Trong kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa, một trong những điều khoản quan trọng là đối tượng hợp đồng (hàng hóa), trong hợp đồng mua bán gạo, thì chất lượng, tiêu chuẩn Gạo là điều luôn được quan tâm; nếu gạo không đạt tiêu chuẩn như đã thỏa thuận các bên cần xử lý như thế? Số lượng gạo không đạt tiêu chuẩn được giải quyết ra làm sao? Do đó, điều khoản trả hàng, khứ hồi gạo không đạt tiêu chuẩn giúp các bên giải quyết vấn đề khi gạo không đạt tiêu chuẩn và các bên cần có thỏa thuận cụ thể đối với điều khoản này:
Trường hợp nào gạo không đạt tiêu chuẩn: không đúng theo thỏa thuận các bên, không đúng TCVN đối với các loại gạo, số lượng không đủ,…
Trường hợp nào được trả gạo, khứ hồi gạo không đạt tiêu chuẩn
Thời hạn được đổi trả, khứ hồi gạo không đạt tiêu chuẩn
Xác định lỗi dẫn đến gạo không đạt tiêu chuẩn, trách nhiệm của các bên đối với gạo không đạt tiêu chuẩn
Cách xử lý đối với gạo không đạt tiêu chuẩn

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.