Xin chào Luật sư 247. Hiện nay, nhu cầu tìm người giúp việc tại các thành phố lớn ngày càng tăng lên, tôi có nhu cầu muốn đi làm giúp việc tại gia đình nhà người quen. Luật sư cho tôi hỏi rằng tôi có cần ký hợp đồng với gia đình họ không? Nếu có, soạn thảo mẫu hợp đồng giúp việc gia đình như thế nào? Hợp đồng chứa những nội dung gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên và chia sẻ đến bạn những quy định pháp luật có liên quan đến nội dung này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng lao động hiện nay gồm mấy loại?
Hiện nay, hợp đồng lao động chỉ gồm 02 loại là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Các loại hợp đồng này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động như sau:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy, hợp động lao động được phân loại dựa trên thời hạn của hợp đồng, từ đó phân thành loại có thời hạn hoặc không có thời hạn. Trong đó, với loại hợp đồng lao động có thời hạn thì thời hạn tối đa được thỏa thuận là 36 tháng, tương đương 03 năm.
Người lao động và người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào nhu cầu về thời hạn làm việc đối với công việc đang tuyển dụng mà lựa chọn loại hợp đồng lao động phù hợp.
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình.
Tại Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 ghi nhận hướng dẫn như sau:
– Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
– Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
– Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình là gì?
Căn cứ Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
– Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
– Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
– Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
– Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
– Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Tải xuống mẫu hợp đồng giúp việc gia đình.
Mẫu hợp đồng thuê người giúp việc mới nhất thực hiện theo mẫu số 01/PLV tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
Những lưu ý khi ký hợp đồng thuê người giúp việc.
Khi ký hợp đồng thuê người giúp việc, cả chủ nhà và người được thuê cần lưu ý các nội dung sau:
– Hợp đồng thuê phải được ký bằng văn bản;
– Thời hạn của hợp đồng do hai bên thỏa thuận;
– Khi chấm dứt hợp đồng thuê, chủ nhà phải trả tiền tàu xe đi đường cho người giúp việc thôi việc về nơi cư trú (trừ trường hợp người giúp việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn);
– Chủ nhà phải trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người được thuê mướn chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
– 02 bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày…
Khi nào chủ nhà được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê không cần báo trước?
Dưới đây là 2 trường hợp thường gặp chủ nhà được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê mướn với người giúp việc mà không cần báo trước:
– Người được thuê không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn15 ngày từ ngày tạm hoãn hợp đồng lao động;
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên…
Ngược đãi người giúp việc gia đình có bị phạt không?
Tại Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:
(1) Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
(2) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn việc sử dụng lao động hoặc chấm dứt việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định;
b) Đã bị xử phạt cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng lại tiếp tục vi phạm.
(3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
(4) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
(5) Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Như vậy, hành vi ngược đãi người giúp việc gia đình có thể bị phạt đến 75 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu hợp đồng ủy quyền mua bán chung cư mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh năm 2022
- Mẫu hợp đồng tặng cho căn hộ nhà chung cư mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng giúp việc gia đình mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về ủy quyền quyết toán thuế tncn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 89, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Hình thức hợp đồng lao động ký kết phải bằng văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật Lao động.