Mẫu hợp đồng gia công may mặc (với người nước ngoài) 2022

26/08/2022
Mẫu hợp đồng gia công may mặc (với người nước ngoài) 2022
618
Views

Hợp đồng gia công hàng may mặc là hợp đồng mà các bên có thể thỏa thuận cụ thể hoặc trước về xu hướng hợp tác, cách thức thực hiện gia công các sản phẩm ở đây là quần áo, áo đồng phục,… Trong bài viết này, Luật sư 247 đã soạn thảo mẫu hợp đồng gia công may mặc (với người nước ngoài) 2022 để bạn đọc có thể tham khảo.

Hợp đồng gia công may mặc là gì?

Tại Điều 542, bộ Luật Dân sự 2015 có quy định:

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Điều 178 bộ Luật thương mại 2005 cũng quy định:

Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

Nội dung của hợp đồng gia công may mặc

Hiện nay, cả luật thương mại và luật dân sự đều có điều chỉnh về hợp đồng gia công.

Tùy vào bộ luật áp dụng sẽ tạo ra một hợp đồng thương mại hoặc hợp đồng dân sự.

Tuy nhiên, dù là áp dụng bộ luật nào, thì nội dung của hợp đồng cũng không thể thiếu khác điều khoản cơ bản sau:

  • Tên và số lượng thành phẩm: Cần phải ghi cụ thể, tránh nhầm lẫn, nếu hàng hóa gia công gồm nhiều loại thì phải ghi rõ tên và số lượng của từng loại.
  • Phẩm chất quy cách của sản phẩm: Hai bên cần thỏa thuận chi tiết, tỉ mỉ về vấn đề này, vì đây chính là đối tượng chính của hợp đồng này. Bên nhận gia công sẽ phải hoàn thành sản phẩm theo đúng phẩm chất, quy cách đã quy định. Các bên có thể thỏa thuận ra một phụ lục hợp đồng riêng cho các loại sản phẩm gia công.
  • Nguyên vật liệu: đây là nguyên vật liệu (chính và phụ) dùng để sản xuất, chế biến mặt hàng gia công. Trong điều khoản này phải được quy định rõ bên cung cấp nguyên vật liệu; loại, tên nguyên vật liệu; số lượng, phẩm chất,… Ngoài ra, thời gian và phương thức giao nguyên vật liệu cũng là điều quan trọng cần thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Thù lao gia công và phương thức thanh toán: Theo quy định của pháp luật, bên nhận gia công sẽ được nhận một khoản thù lao. Có thể tính thù lao dựa trên từng sản phẩm gia công hoặc theo giá trị của hợp đồng, các bên tự thỏa thuận.
  • Giao hàng và hình thức giao hàng: Các bên tự thỏa thuận để không gây nên mất ổn định trong việc sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
  • Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng: Các bên có thể tự thỏa thuận ấn định mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có). Tuy nhiên, với hợp đồng gia công được xác định là hợp đồng thương mại thì mức phạt chỉ tối
  • đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Còn nếu là hợp đồng dân sự thì các bên có thể tự do ấn định mức phạt mà không bị ràng buộc.
  • Giải quyết tranh chấp, hiệu lực của hợp đồng…
Mẫu hợp đồng gia công may mặc (với người nước ngoài) 2022
Mẫu hợp đồng gia công may mặc (với người nước ngoài) 2022

Địa điểm làm thủ tục hải quan gia công

Đơn vị khai báo hải quan gia công có thể lựa chọn một trong các địa điểm sau:

a.1) Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;

a.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;

a.3) Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, có các thủ tục hải quan chính như sau:

  • Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
  • Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công
  • Thủ tục xuất khẩu thành phẩm gia công
  • Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
  • Thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
  • Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
  • Xử lý đối với trường hợp bên đặt gia công từ bỏ nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công

Tải xuống mẫu hợp đồng gia công may mặc (với người nước ngoài) 2022

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng gia công may mặc

Để soạn thảo hợp đồng gia công may mặc chính xác nhất, các bên cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ đúng quy định;
  • Các bên trong hợp đồng cần thể hiện đầy đủ các thông tin. Cá nhân thì phải đầy đủ các thông tin như tên, ngày tháng năm sinh, số chứng thực cá nhân,..; đối với pháp nhân thì đó sẽ là Tên, địa chỉ, mã số thuế, người đại diện,..
  • Đối tượng của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng. Cần thể hiện cụ thể ở số lượng, chất lượng, tính chất hay đặc tính kỹ thuật của sản phẩm mà hai bên trao đổi, mua bán,..
  • Nội dung công việc mà các bên phải thực hiện: Công việc gia công là gì? Phải thực hiện trong thời gian bao lâu? Thù lao thế nào?
  • Phạt vi phạm và thủ tục giải quyết tranh chấp.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng gia công may mặc (với người nước ngoài) 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng của hợp đồng gia công may mặc?

Đối tượng của hợp đồng gia công may mặc là những vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hình thức của hợp đồng gia công may mặc?

Điều 179 Bộ luật thương mại 2005 có nêu rõ hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Tuy nhiên, nếu hợp đồng gia công hàng may mặc này được xác định là một loại giao dịch dân sự, thì hợp đồng này có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Chính vì vậy, trước khi tiến hành giao dịch, các bên cần xác định rõ ràng đây là hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự, để tránh tranh chấp không đáng có sau này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.