Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom chất thải rắn công nghiệp

25/08/2022
Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom chất thải rắn công nghiệp
591
Views

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất, chế biến, con người chúng ta thải ra ngoài môi trường một lượng rác thải rất lớn. Việc này gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Hiện nay đã có những công ty chuyên cung cấp dịch vụ thu gom rác thải, chúng ta có thể sử dung dịch vụ này để thuận tiện hơn trong quá trình xử lý rác thải. Tuy nhiên khi sử dụng dịch vụ chúng ta phải lập hợp hợp đồng ký kết giữa hai bên để tránh rủi ro xảy ra. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ hướng dẫn các bạn lập mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom chất thải rắn công nghiệp.

Chất thải công nghiệp gồm những loại chất thải nào?

Chất thải công nghiệp là một loại chất thải được thải ra từ các ngành công nghiệp khác nhau như : Sản xuất hay là kinh doanh, sinh hoạt cả các nhà máy, các cụm công nghiệp. Chất thải công nghiệp được thải ra  với nhiều loại khác nhau, với những yếu tố thành phần khoa học khác nhau.

Những loại chất thải này được gói gọn trong 2 loại chính đó là chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải công nghiệp thông thường. Khi chúng ta xét theo những mức độ nguy hại khác nhau, thì chúng ta có thể chia ra thành những loại chất thải khác nhau, cũng như tiến hành thu gom chất thải công nghiệp được dễ dàng hơn :

Những loại chất thải công nghiệp :

  • Rác thải sinh hoạt : Đây là loại rác thải xuất phát từ trong quá trình sống hàng ngày của người dân cũng như công nghiệp. Thành phần chủ yếu là những chất hữu cơ nên rất dễ gây ra ô nhiễm môi trường.
  • Rác thải văn phòng : Đây là loại rác thải từ trong các văn phòng làm việc, đa phần là giấy báo và các vỏ bút các loại.
  • Chất thải công nghiệp : Đây là những chất thải xuất phát từ các khu công nghiệp. Trong đó có cả những chất thải rắn nguy hại, những chất thải này gồm nhiều các khí độc những hóa chất lỏng dễ làm cháy nổ và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người dân.
  • Chất thải xây dựng : Những chất thải này được thải ra từ những công trường đang thi công, xây dựng và sửa chữa. Các chất thải bao gồm như đất, đá, gạch, sỏi, cát, gỗ,…
  • Chất thải y tế : Các loại chất thải này thường tồn tại dưới dạng chất lỏng, chất khí và dạng rắn, chúng thường được thải ra từ các bệnh viện hay trung tâm y tế. Trong chất thải y tế có các chất nguy hại những chất này làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom chất thải rắn công nghiệp
Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom chất thải rắn công nghiệp

Quy định về thu gom vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Quy định về thu gom vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường

Điều 31. Quy định thu gom vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường

Việc thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải bảo đảm không được làm rơi vãi, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.
Các chủ xử lý chất thải nguy hại đã được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được phép thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường.
Tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm chuyển giao chất thải cho cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Khoản 13 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định Chủ nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm:

  • Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường
  • Chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho các đối tượng được quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP
  • Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho mỗi lần chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường
  • Tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo các yêu cầu được quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP
  • Lập báo cáo định kỳ

Khoản 16 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm:

  • Có phương tiện vận chuyển, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý tương ứng quy định tại điểm A và điểm B Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (kể cả sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường, sau đây gọi chung là xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại điểm C Phụ lục III Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định.
  • Lập báo cáo định kỳ
  • Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường, đồng thời thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường trong thời gian không qua 06 tháng kể từ khi chấm dứt hoạt động.

Điều 34 Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

  • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (khoản 17 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP)
  • Tổ chức quản lý, kiểm tra hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo liên quan đến chủ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo thẩm quyền.
  • Tổ chức xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải rắn công nghiệp thông thường; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
  • Tổ chức thực hiện các nội dung về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phục vụ công tác lập và triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo vệ môi trường.

Khoản 18 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

Tổ chức cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trên địa bàn tỉnh; hàng năm thống kê, tổng hợp, cập nhật về tình hình phát sinh, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại địa phương và báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi; thời hạn của báo cáo trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo

Tải xuống mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom chất thải rắn công nghiệp

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom chất thải rắn công nghiệp“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, hồ sơ quyết toán thuế tncn thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Phân loại chất thải rắn công nghiệp thông thường?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì chất thải rắn công nghiệp thông thường được chia làm 03 nhóm:
– Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất;
– Nhóm chất thải rắn sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
– Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý bằng các phương pháp đốt, chôn lấp, hoàn nguyên các khu vực đã kết thúc khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và phương pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan;
Trường hợp chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại, phải được xử lý theo quy định tại điểm c Khoản này.

Yêu cầu đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường?

Điều 32 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Khoản 15 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường như sau:
Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.
Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trạm trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
Có chương trình quản lý và giám sát môi trường.
Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.