Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng

25/08/2022
Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng
424
Views

Xin chào luật sư. Công ty tôi hiện đang là chủ đầu tư xây dựng dự án chung cư cao tầng. Tôi nghe nói với các công trình thì chủ đầu tư phải mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng. Vậy xin hỏi trong các trường hợp nào, chủ đầu tư phải mua bảo hiểm này? Các quy định liên quan đến bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là một loại bảo hiểm mà người xây dựng cần phải quan tâm. Với các công trình xây dựng có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp sẽ bắt buộc phải mua bảo hiểm trong thời gian xây dựng. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 50/2022/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2015/NĐ-CP. Vậy cụ thể vấn đề này như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là gì?

Theo quy định, bảo hiểm công trình xây dựng là một loại bảo hiểm rủi ro đối với các công trình xây dựng nhằm đảm bảo được bồi thường khi công trình có xảy ra tổn thất vật chất hay bồi thường cho bên thứ 3 khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo hợp đồng đã ký với bên bán bảo hiểm công trình xây dựng.

Điểm a khoản 2 Điều 9 Luật xây dựng và cụ thể hóa tại khoản a, mục 2, Điều 3 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về bảo hiểm công trình trong thời gian xấy dựng như sau:

Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình xây dựng trong thời gian xây dựng đối với công trình. Trong đó, không phải công trình nào cũng phải mua bảo hiểm xây dựng mà pháp luật có quy định về công trình xây dựng nào phải mua bảo hiểm. Cụ thể quy định quy định mua bảo hiểm công trình bắt buộc nếu là các công trình xây dựng có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp.

Công trình bắt buộc mua bảo hiểm xây dựng là công trình chứa đựng nhiều yếu tố nguy hiểm. Đối với các công trình xây dựng đơn giản, không thuộc công trình đặc thù, mất an toàn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 chỉ thuộc nhóm khuyến khích mua bảo hiểm cho các hoạt động xây dựng mà không bắt buộc.

Bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục bắt buộc để chủ đầu tư được cấp giấy phép xây dựng, thi công công trình xây dựng thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm.

Quy định về bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng

Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng
Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng

Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định rõ về bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng. Theo đó các nội dung cần chú ý về bảo hiểm này như sau:

Đối tượng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng

Theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 50/2022/TT-BTC, đối tượng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.

Cụ thể các công trình, hạng mục đó bao gồm:

Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:

+ Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)

+ Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP  và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

+ Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng

Điểm a Khoản 2 Điều 9 Luật xây dựng 2014 quy định:

“2. Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:

a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;”

Bên cạnh đó Điều 11 Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định cụ thể vấn đè này như sau:

Chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình hoặc cho từng hạng mục của công trình trong thời gian xây dựng. Các trường hợp cụ thể như sau:

– Trường hợp mua bảo hiểm cho toàn bộ công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu.

– Trường hợp mua bảo hiểm theo từng hạng mục công trình trong thời gian xây dựng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm của từng hạng mục công trình không thấp hơn giá trị đầy đủ của hạng mục công trình đó khi hoàn thành và tổng số tiền bảo hiểm của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng không thấp hơn số tiền bảo hiểm tối thiểu.

Số tiền bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng tối thiểu

Căn cứ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 50/2022/TT-BTC:

Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với công trình trong thời gian xây dựng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, kể cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).

Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng

Theo Điều 8 Thông tư 50/2022/TT-BTC:

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình trong thời gian xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm sau:

Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chung theo quy định tại Điều 5 Thông tư 50/2022/TT-BTC.

– Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng.

– Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, oxy hóa.

– Tổn thất do hiện tượng mục rữa và diễn ra trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2022/TT-BTC).

– Tổn thất do hiện tượng kết tạo vẩy cứng như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2022/TT-BTC).

– Chi phí sửa chữa, thay thế, chỉnh sửa khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề. Loại trừ này chỉ áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, không áp dụng đối với tổn thất của các hạng mục khác là hậu quả gián tiếp do khuyết tật của nguyên vật liệu hoặc lỗi tay nghề.

– Tổn thất hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê.

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng

Thời hạn bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 119/2015/NĐ-CP. Theo đó:

– Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, không bao gồm phần công việc lắp đặt hoặc có bao gồm phần công việc lắp đặt nhưng chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt thấp hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm:

+ Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có)).

+ Thời hạn bảo hiểm đối với những bộ phận, hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các bộ phận, hạng mục đó được bàn giao hoặc được đưa vào sử dụng.

– Đối với công trình xây dựng được bảo hiểm có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng, có bao gồm công việc lắp đặt và chi phí thực hiện phần công việc lắp đặt chiếm từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng giá trị hạng mục công trình xây dựng được bảo hiểm:

+ Thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, tính từ ngày bắt đầu thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung (nếu có)) cho tới khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào đến trước, nhưng không quá hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày bắt đầu chạy thử.

+ Thời hạn bảo hiểm đối với các thiết bị đã qua sử dụng lắp đặt vào công trình sẽ chấm dứt kể từ thời điểm các thiết bị đó bắt đầu được chạy thử.

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm

Theo Điều 12 Thông tư, khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:

-Đối với bên mua bảo hiểm:

Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó…

– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:

Thực hiện giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại; hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.

Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm. Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.

Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm.

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường.

Theo Điều 13 Thông tư 50/2022/TT-BTC, hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:

– Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.

– Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

– Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:

+ Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

+ Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.

– Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

– Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.

– Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo cách xử lý trong trường hợp nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt khi nào?

Theo Điều 6 Thông tư 50/2022/TT-BTC, hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về việc hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật.
Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư có quyết định về việc tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật. Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác định căn cứ vào thời điểm tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật.
+ Các trường hợp chấm dứt khác theo quy định pháp luật.

Nhà thầu thi công có phải mua bảo hiểm cho công nhân làm việc hay không?

Theo Nghị định 119/2015/NĐ-CP và Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định, nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. Do đó nhà thầu trong quá trình xây dựng công trình bắt buộc phải mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường.

Không mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng bị phạt bảo nhiêu?

Theo Khoản 4 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định:
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra dẫn đến nhà thầu thi công thi công không đúng với thiết kế biện pháp thi công được duyệt;
b) Không kiểm tra dẫn đến nhà thầu thi công xây dựng công trình không gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi đến thời hạn theo quy định;
c) Tổ chức thi công xây dựng công trình sai quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sai tiêu chuẩn áp dụng;
d) Không có kết quả kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng hoặc thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Đưa vật liệu xây dựng không công bố hợp quy vào công trình đối với những vật liệu xây dựng phải công bố hợp quy theo quy định;
e) Không mua bảo hiểm công trình theo quy định.
Theo đó chủ đầu tư mà không mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.