Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới năm 2022

31/08/2022
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới năm 2022
394
Views

Chuyển nhượng GCN đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp là việc chủ sở hữu quyền đối với thiết kế bố trí đó chuyển giao quyền sở hữu cho một tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng phải dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Thỏa thuận này chỉ có hiệu lực nếu được đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về sở hữu trí tuệ. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới năm 2022.

Yêu cầu đối với chuyển nhượng thiết kế bố trí

Thiết kế bố trí là đối tượng thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp. Do vậy việc chuyển nhượng yêu cầu khắt khe hơn. Bởi vì pháp luật bắt buộc để được bảo hộ là thiết kế bố trí thì phải được cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ nhất, việc chuyển nhượng phái được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng bằng văn bản phải có đầy đủ các nội dung sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
  • Căn cứ chuyển nhượng.
  • Giá chuyển nhượng.
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Để đảm bảo tránh tranh chấp thì sau khi hoàn thành hợp đồng bạn nên công chứng hợp đồng.

Thứ hai, hợp đồng chuyển nhượng thiết kế tuy là sự thể hiện thỏa thuận giữa hai bên nhưng chỉ có hiệu lực khi được Cục Sở hữu trí tuệ đồng ý. Vậy sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng bạn phải tiến hành thủ tục đăng kí chuyển nhượng thiết kế bố trí.

Quy trình chuyển nhượng thiết kế bố trí

Thành phần hồ sơ

1. 02 Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc 02 Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;

2. 02 Hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí hoặc 02 Hợp đồng chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí (bản gốc hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định);

Lưu ý:

– Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

– Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu thiết kế bố trí, người yêu cầu là chủ sở hữu thiết kế bố trí chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;

– Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí, Bên được chuyển quyền sử dụng không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới năm 2022
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới năm 2022

3. Bản gốc văn bằng bảo hộ (đối với hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí);

4. Văn bản đồng ý cho các đồng chủ sở hữu chuyển nhượng thiết kế bố trí hoặc Văn bản đồng ý cho các đồng chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

5. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện;

6. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Chủ sở hữu đăng ký thiết kế bố trí có thể lựa nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí tại một trong các địa chỉ nêu trên bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.

Thời hạn xử lý hồ sơ chuyển giao quyền thiết kế bố trí là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).

Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng không có các thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các công việc sau đây:

a) Ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền thiết kế bố trí (đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu thiết kế bố trí) và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí (đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí);

b) Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền thiết kế bố trí: Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới;

c) Đối với hợp đồng chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản;

d) Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu thiết kế bố trí vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

đ) Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền thiết kế bố trí và quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng thiết kế bố trí trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.”.

Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển giao có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

a) Ra thông báo dự định từ chối đăng ký chuyển giao, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

b) Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền thiết kế bố trí trong thời hạn đã được ấn định.

Tải xuống mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới năm 2022

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng chuyển nhượng thiết kế bố trí mới năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng chuyền nhượng quyền sở hữu thiết kế bố trí?

Chuyền nhượng quyền sở hữu thiết kế bố trí là việc doanh nghiệp chuyển nhượng các quyền sở hữu, quyền sử dụng thiết kế bố trí của mình cho tổ chức, cá nhân khác, cụ thể bao gồm:
Chuyển nhượng quyền sở hữu thiết kế bố trí (tức là, doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu đối với thiết kế bố trí của mình cho tổ chức, cá nhân khác);
Chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế bố trí (tức là, doanh nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với thiết kế bố trí của mình).
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu thiết kế bố trí cũng như chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế bố trí này phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển nhượng Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí?

Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
Bản gốc hợp đồng chuyển nhượng có xác nhận của các bên;
Giấy ủy quyền (nếu có)
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí chuyển nhượng;
Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
Chứng từ nộp phí, lệ phí.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.