Xin chào luật sư. Con tôi mở công ty và đang cần tiền để kinh doanh. Tôi muốn cho con tôi dùng sổ đỏ của tôi để vay thế chấp ngân hàng. Do đó tôi muốn tham khảo mẫu giấy ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng. Ngoài ra mong luật sư cho phép thủ tục ủy quyền sổ đỏ vay vốn ngân hàng như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng để vay tiền không còn là điều xa lạ. Người này sẽ dùng sổ đỏ mang tên mình và mang đi thế chấp để vay vốn. Vậy một người có thể sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người khác đi vay vốn ngân hàng được không? Ủy quyền sổ đỏ vay nhân hàng được quy định như thế nào? Thủ tục thực hiện ra sao? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Mẫu giấy ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng
Ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng là gì?
Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng ủy quyền như sau:
“Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Ủy quyền chính là việc người ủy quyền cho phép một cá nhân nào đó thay mình thực hiện một công việc theo quy định pháp luật.
Do đó ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng là việc một người cho phép người được ủy quyền dùng quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thuộc sở hữu của người ủy quyền để người đó thực hiện vay vốn tại ngân hàng.
Ủy quyền có thể được thực hiện thông qua giấy tờ hoặc nói miệng nhưng để đảm bảo tính minh bạch và tránh phát sinh mâu thuẫn nên chọn ủy quyền bằng văn bản để được sự đảm bảo của pháp luật, phòng tránh tối đa rủi ro. Do đó mới phát sinh ra Giấy ủy quyền sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) vay ngân hàng.
Bản chất của việc ủy quyền này là ủy quyền tài sản của mình cho người khác, để họ tiến hành việc vay vốn ngân hàng bằng tài sản của mình đã ủy quyền, không phải họ thay mặt mình đi làm thủ tục vay vốn.
Cá nhân được ủy quyền có các quyền liên quan đến việc sử dụng nhà, đất để vay vốn ngân hàng theo quy định.
Khi nào thì ủy quyền cho người khác dùng sổ đỏ vay ngân hàng?
Trong trường khi người cần vay vốn nhờ người đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phép người đó sử dụng quyền này để vay tại ngân hàng. Thông thường, việc ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng sẽ được thực hiện với người thân trong gia đình do độ tin cậy.
Theo đó một số trường hợp ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng thường thấy như:
- Khi hai vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ, nếu một trong hai người muốn dùng sổ đỏ đó để vay vốn ngân hàng thì người còn lại phải viết giấy ủy quyền sổ đỏ cho người đi vay.
- Cha mẹ là chủ sở hữu đứng tên sổ đỏ có thể viết giấy ủy quyền cho các con hoặc anh chị em trong gia đình có thể viết giấy ủy quyền cho nhau để giúp người thân vay vốn ngân hàng.
- Trường hợp không phải người thân trong gia đình vẫn có thể viết mẫu giấy ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng để ủy quyền tài sản cho người khác vay tiền.
Mẫu giấy ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng và cách viết
Mẫu giấy ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng là văn bản thỏa thuận giữa cá nhân chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và người được ủy quyền. Cá nhân được ủy quyền có các quyền liên quan đến việc sử dụng nhà, đất để vay vốn ngân hàng theo quy định.
Theo quy định pháp luật các thủ tục liên quan đến bất động sản đều phải lập thành văn bản và công chứng, chứng thực. Do đó Giấy uỷ quyền phải được cơ quan nhà nước/tổ chức hành nghề công chứng xác nhận dưới sự thỏa thuận của chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ủy quyền sổ đỏ cho cá nhân nào đó thì mới có hiệu lực vì đây là loại giấy rất quan trọng. Bên cạnh đó, các cơ quan này cũng sẽ kiểm tra sự xác nhận chữ ký của người sở hữu nhà đất và cá nhân được ủy quyền trên giấy ủy quyền.
Để đảm bảo việc ủy quyền, bạn có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng dưới đây.
Xem trước và tải xuống Mẫu giấy ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng
Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng chi tiết
Các thông tin cá nhân của chủ sở hữu tài sản và cá nhân được ủy quyền phải được viết đầy đủ, chính xác họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, số CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú,…Bạn cần có các giấy tờ bản chính để đối chiếu và ghi thông tin cho chính xác.
Trong phần Nội dung ủy quyền, 2 bên cần thống nhất và đưa ra các điều thỏa thuận về việc ủy quyền như sau:
- Thứ nhất là nêu rõ nội dung công việc, phạm vi ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng.
- Thứ hai là thời gian ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng ghi rõ ngày/tháng/năm từ khi nào đến khi nào.
- Thứ ba là nêu rõ nghĩa vụ của bên ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng để bên được ủy quyền nắm rõ.
- Thứ tư là quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng.
- Cuối cùng là nêu ra những cam kết của hai bên ủy quyền để tránh khỏi những tranh chấp không đáng có về sau.
Sau khi điền đầy đủ thông tin theo mẫu trên, hai bên đi đến cơ quan hành chính có thẩm quyền/ tổ chức hành nghề công chứng để xác nhận, công chứng dưới sự chấp thuận giữa 2 bên và sự chứng kiến của cán bộ, nhân viên. Trong trường hợp sau này có xảy ra bất kỳ vấn đề tranh chấp nào, cũng sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật.
Thủ tục ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng
Đối với thủ tục ủy quyền vay thế chấp, đầu tiên bạn cần lập giấy ủy quyền như trên và mang đi công chứng/ chứng thực.
– Nếu chủ sở hữu của tài sản thế chấp là 1 người, bạn chỉ cần viết giấy ủy quyền, sau đó mang ra văn phòng công chứng để công chứng. Sau khi công chứng bạn hoàn toàn có thể ra ngân hàng để vay tiền theo hợp đồng và được các nhân viên tư vấn hướng dẫn.
– Nếu chủ sở hữu của tài sản thế chấp là 2 người trở lên, bạn cần có chữ ký đồng ý của tất cả mọi người sở hữu tài sản thế chấp trong hợp đồng ủy quyền. Sau khi có được xác nhận đồng ý, bạn mang hợp đồng đi công chứng và hoàn thiện thủ tục vay tiền.
– Nếu 1 trong các chủ sở hữu tài sản thế chấp đã mất, bạn cần xác định ai là người thừa kế tài sản đảm bảo để xác nhận. Trong trường hợp có di chúc thì bạn cần có xác nhận đồng ý của những người sở hữu theo di chúc, còn không có di chúc thì bạn cần xác nhận của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (vợ/chồng, nếu vợ/chồng không còn thì sẽ là con cháu trực hệ…)
Sau khi đã có hợp đồng ủy quyền/giấy ủy quyền, bạn chuẩn bị những giấy tờ sau để nhân viên tư vấn lập hợp đồng vay vốn:
– Giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo (Giấy tờ xe, sổ đỏ…)
– CMND/hộ chiếu/căn cước công dân, Sổ hộ khẩu người ủy quyền và người nhận ủy quyền.
– Giấy đăng ký kết hôn/chứng nhận độc thân.
Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu từng ngân hàng)
– Giấy tờ chứng minh thu nhập (Hợp đồng lao động, bảng lương, hợp đồng cho thuê nhà…)
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Mẫu giấy ủy quyền sổ đỏ vay ngân hàng“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm các văn phòng dịch vụ thám tử và sử dụng các dịch vụ pháp lý cũng như để được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề gặp khó khăn liên quan tới pháp luật, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Vợ ủy quyền cho chồng vay ngân hàng có được không?
- Hướng dẫn thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng
- Công chứng hợp đồng ủy quyền có bắt buộc hai bên phải tới văn phòng công chứng hay không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 6 Điều 321 quy định về quyền của bên thế chấp như sau:
” Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.”
Do đó cá nhân dù dùng quyền sử dụng đất để thế chấp nhưng vẫn có thể cho người khác mượn tài sản thế chấp để vay vốn tại ngân hàng tuy nhiên việc này cần phải được thông báo cho bên nhận thế chấp biết về việc này. Và đây chỉ là trên lý thuyết còn việc phía ngân hàng có chấp nhận không còn phụ thuộc vào các trường hợp cụ thể.
Theo Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;“
Theo đó việc ủy quyền dùng sổ đỏ để vay vốn tại ngân hàng cũng phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Và đồng thời ngân hàng cũng chỉ chấp nhận việc ủy quyền trên giấy tờ mà không chấp nhận qua lời nói vì không đủ căn cứ để xử lý.
Theo Điều 168 Luật đất đai 2013, để có thể thế chấp sổ đỏ vay vốn tại ngân hàng cần đồng thời đảm bảo các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Đất không có tranh chấp.
– Trong thời hạn sử dụng đất.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.