Mẫu giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng năm 2022

10/11/2022
Mẫu giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng năm 2022
570
Views

Chào luật sư, tuần trước tôi không may gặp va chạm với mọt xe máy đi ngược chiều trên đường về nhà, cú va chạm làm xương chân phải và vai trái của tôi bị gãy gây cản trở cho việc đi lại. Để chi trả cho chi phí điều trị tôi cần đi rút 50.000.000 đồng nên muốn ủy quyền cho người thân đi ra ngân hàng rút hộ. Vậy mẫu giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng năm 2022 như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, chúng tôi đã nắm được vấn đề của bạn và để giải đáp thắc mắc trên mời bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Khái quát về giấy ủy quyền theo quy định hiện nay

Ủy quyền (UQ) là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại 135 Bộ luật dân sự 2015. Tại Điều 135 quy định“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật.

Ví dụ, Khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp mới, người thành lập doanh nghiệp do không hiểu biết về mặt pháp lý hoặc do không nắm rõ các quy định pháp luật có liên quan có thể ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức có kinh nghiệm đại diện thực hiện thay cho mình.

Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền

Hình thức uỷ quyền theo khoản 2 Điều 142 Bộ luật dân sự 2005 “do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản”. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 đã không còn quy định về vấn đề này. Hình thức ủy quyền chỉ còn tìm thấy gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 về thời hạn đại diện “1.Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 140 trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.

Đối với hình thức ủy quyền bằng văn bản, trong thực tế vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần bàn luận là khi nào thể hiện dưới hình thức Giấy ủy quyền và khi nào là Hợp đồng ủy quyền.

Hình thức Giấy ủy quyền

Tuy cả Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015 đều không có điều khoản hay quy định cụ thể nào về hình thức Giấy ủy quyền. Nhưng thuật ngữ “Giấy ủy quyền” lại được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp luật khác.

Ví dụ  tại Điều 107 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 “Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền”. Vì vậy chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ khác có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay bằng giấy ủy quyền. 

Thuật ngữ “Giấy ủy quyền” cũng được ghi nhận tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe “Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.

Tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch cũng quy định “Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản“.

Mẫu giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng là gì?

Mẫu giấy ủy quyền hay còn được gọi là giấy giới thiệu giao dịch ngân hàng là văn bản pháp lý thông dụng được nhiều doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng để ủy quyền cho một người khác thực hiện giao dịch tại ngân hàng. Nội dung giao dịch và phạm vi giao dịch sẽ được quy định trong giấy ủy quyền ví dụ như lấy sổ phụ ngân hàng, rút tiền…

Thủ tục giao dịch tại ngân hàng rất chặt chẽ và theo quy trình, do vậy giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng chỉ được xem là hợp lệ khi đã có được đầy đủ chữ ký cùng con dấu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, phải nêu rõ mục đích giao dịch bên trong giấy ủy quyền.

Thủ tục làm giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng

Mẫu giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng năm 2022
Mẫu giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng năm 2022

Các giao dịch trong ngân hàng có liên quan trực tiếp đến tiền – tài sản có giá trị, bởi vậy các giao dịch này đòi hỏi có sự kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt và thường được thực hiện trực tiếp bởi chủ thể sở hữu tài sản để tránh gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của chủ sở hữu. Thực tế, hiện nay các ngân hàng đều ban hành mẫu văn bản ủy quyền riêng để hỗ trợ các khách hàng thực hiện giao dịch. Do đó, để làm giấy ủy quyền bạn thực hiện như sau:

Đầu tiên, bạn đến ngân hàng nơi bạn mở tài khoản để yêu cầu ngân hàng tiến hành thủ tục làm giấy ủy quyền, sau đó Ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn bộ hồ sơ để làm giấy ủy quyền.

Tiếp theo bạn khai báo các thông tin liên quan đến tài khoản, chủ tài khoản, thông tin về người được ủy quyền theo mẫu và lấy dấu xác nhận của ngân hàng.

Khi chủ sở hữu thực hiện các giao dịch qua ngân hàng thì phải mang kèm theo giấy ủy quyền đã có dấu xác nhận của ngân hàng nêu trên.

Mẫu giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng năm 2022

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thủ tục rút hộ tiền ngân hàng cho người khác

Khi đi rút tiền hộ người khác thì cần chuẩn bị những  giấy tờ sau đây:

  • Chứng minh nhân dân là vật không thể thiểu để ngân hàng có thể đối chiếu các thông tin để xác nhận giấy ủy quyền
  • Đi rút hộ sổ tiết kiệm thì không được quên giấy ủy quyền. Nếu quên mang theo thì sẽ không được xác nhận và không được rút tiền
  • Sổ tiết kiệm cũng cần phải mang theo để tiến hành giao dịch. Cần nhớ là phải mang theo bản gốc.
  • Các giấy tờ mà bên ngân hàng yêu cầu thêm. Nếu không biết phải mang gì thì hãy liên lạc đến ngân hàng để có thể nhận hỗ trợ từ các nhân viên.

Trình tự thủ tục rút hộ tiền ngân hàng cho người khác:

Bước 1: Người được ủy quyền đến trực tiếp ngân hàng, chi nhánh chủ hộ đã gửi tiết kiệm. Khi đi nhớ mang theo giấy ủy quyền và các giấy tờ khác đã chuẩn bị.
Bước 2: Khi đến ngân hàng thì yêu cầu nhân viên cho rút hộ sổ tiết kiệm, đưa các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của nhân viên.
Bước 3: Nhân viên ngân hàng sẽ nhận giấy tờ của bạn để tiến hành kiểm tra xem các thông tin có hợp lệ hay không.
Bước 4: Khi tất cả các thông tin đều không có vấn đề thì sẽ tiến hành căn cứ vào nội dung ủy quyền và nhân viên sẽ hướng dẫn bạn ghi thông tin vào giấy rút tiền.
Bước 5: Nhân viên tiến hành chi trả tiền theo nội dung đã được ghi trong giấy ủy quyền. Người được ủy quyền đợi nhận tiền và kết thúc quá trình.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư 247 tư vấn về “Mẫu giấy ủy quyền rút tiền ngân hàng năm 2022” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư 247 luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư 247 tư vấn trực tiếp.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người khác lấy CMND của mình có rút tiền được không

Không. Vì khi đến ngân hàng rút tiền nhân viên sẽ yêu cầu khách hàng phải xuất trình giấy tờ tùy thân. Cụ thể là CMND hoặc hộ chiếu, mục đích và đối chiếu xem khách hàng có phải là chủ nhân của tài khoản hay không. Nếu như không đúng với gương mặt ở trong thẻ chứng minh thư, nhân viên sẽ không thực hiện giao dịch. Vì vậy bạn không cần phải lo về vấn đề này đâu.

Nhờ người thân đi lấy tiền tại Ngân hàng có được hay không?

Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình.
Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.
Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
Như vậy, chủ tài khoản có được phép ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình. Tuy nhiên, việc ủy quyền phải được lập bằng văn bản.
Do đó, chị có thể lập văn bản ủy quyền đồng thời kèm bản đăng ký mẫu chữ ký; khi đến mẹ chị xuất trình thêm CMND hoặc hộ chiếu.

Người 15 tuổi có được làm chủ thẻ chính khi mở thẻ tín dụng tại ngân hàng?

Tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN có quy định về đối tượng được sử dụng thẻ như sau:
Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:
a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì bạn cần đáp ứng điều kiện không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Khi đó, bạn sẽ được phép làm chủ thẻ chính khi mở thẻ tín dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.