Xin chào Luật sư. Tôi muốn mua một căn hộ chung cư trên thành phố. Tuy nhiên, hiện tại tôi vẫn chưa đủ tài chính để mua được. Tôi có một thửa đất và muốn thế chấp ngân hàng để vay tiền. Nhưng không đủ điều kiện. Ngân hàng có tư vấn tôi về việc nhờ người đứng tên đất. Vì vậy hiện giờ tôi rất cần một Mẫu giấy nhờ đứng tên đất thông dụng nhất. Do vậy, tôi muốn nhờ luật sư cung cấp cho tôi mẫu này. Tôi rất mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247 chúng tôi. Dưới đây là bài viết Mẫu giấy nhờ đứng tên đất thông dụng nhất. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Đối tượng của mẫu giấy nhờ đứng tên đất là gì?
Đất là bất động sản phải đăng ký với Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Luật đất đai và Bộ luật dân sự hiện hành không thừa nhận giao dịch “nhờ đứng tên giúp” mua đất. Tuy nhiên, loại giao dịch ngầm này được thiết lập không ít trên thực tế vì những lý do khác nhau. Tập trung vào 2 nhóm đối tượng sau:
- Đối tượng không có quyền thực hiện giao dịch, điển hình là người nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định pháp luật.
- Đối tượng được quyền thực hiện giao dịch nhưng không muốn thực hiện như cán bộ, viên chức nhà nước vì lo ngại việc công khai, kiểm kê tài sản; Người vướng nợ nần chồng chất, có nguy cơ hoặc đang bị khởi kiện; Người đang bị thi hành án dân sự theo phán quyết có hiệu lực của Tòa; Người không muốn người khác biết việc sở hữu tài sản vì các lý do tế nhị …
Mẫu giấy nhờ đứng tên đất 2022
Về hình thức, các giao dịch nhờ đứng tên đất thường được lập thành giấy viết tay, có đủ chữ ký các bên, đương nhiên là không công chứng được. Trường hợp không có giấy viết tay, cũng có các căn cứ để chứng minh việc nhờ đứng tên đất này trên thực tế như bản ghi âm, người làm chứng, sao kê chuyển khoản ngân hàng …
Dưới đây là mẫu giấy nhờ đứng tên đất do Luật sư 247 chúng tôi biên tập. Mời bạn đọc xem trước và tải xuống:
Tranh chấp phát sinh khi người được nhờ đứng tên giúp đất muốn chiếm hữu luôn đất xử lý như thế nào?
Tranh chấp phát sinh khi người được nhờ đứng tên giúp đất muốn chiếm hữu luôn đất mình do đứng tên hoặc không chịu thực hiện các thủ tục chuyển nhượng lại cho người nhờ đứng tên giúp khi họ yêu cầu chuyển nhượng lại theo thỏa thuận nhờ đứng tên đất ban đầu.
Khi các bên không tìm được tiếng nói chung, khởi kiện là phương án cuối cùng và khả dĩ nhất để giải quyết dứt điểm vụ việc. Nhưng đến đây, đối tượng khởi kiện là người được nhờ đứng tên giúp thì được rồi, mục đích khởi kiện để được công nhận quyền sở hữu đất cũng được nhưng yêu cầu khởi kiện là gì lại trở thành vấn đề. Khởi kiện yêu cầu người đứng tên giúp tiếp tục thực hiện hợp đồng nhờ đứng tên đất hay khởi kiện đòi tài sản là đất? Bỏ qua sự khác biệt lớn về án phí không có giá ngạch và có giá ngạch thì việc xác định yêu cầu khởi kiện nào trong hai yêu cầu trên, theo chúng tôi là việc có ý nghĩa quyết định.
Các giao dịch sử dụng mẫu giấy nhờ đứng tên đất có phát sinh hiệu lực không?
Dưới góc độ pháp lý, các giao dịch sử dụng mẫu giấy nhờ đứng tên đất không phát sinh hiệu lực vì không được pháp luật công nhận. Tuy nhiên thực tiễn xét xử lại cho thấy việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ loại giao dịch này không đơn thuần như vậy. Có hai trường hợp xảy khi Tòa ra phán quyết:
- Trường hợp 1 – Tòa công nhận quyền sở hữu đất của nguyên đơn – người nhờ đứng tên giúp nếu tại thời điểm giải quyết vụ án, nguyên đơn có đủ điều kiện đứng tên đất theo quy định pháp luật. Trường hợp này, Tòa sẽ tuyên bị đơn – người được nhờ đứng tên giúp có nghĩa vụ phải thực hiện các thủ tục chuyển nhượng cho nguyên đơn. Nếu không tự nguyện thực hiện, nguyên đơn có thể đơn phương sử dụng bản án làm căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đăng ký tên mình vào giấy chứng nhận chủ quyền đất theo quy định pháp luật. Nếu bị đơn đã sử dụng tiền cải tạo, tu sửa, xây mới, tăng giá trị đất thì nguyên đơn phải hoàn trả phần tiền này cho bị đơn.
- Trường hợp 2 – Tòa không công nhận quyền sở hữu đất của người nhờ đứng tên giúp nếu tại thời điểm giải quyết vụ án, người nhờ đứng tên giúp không đủ điều kiện đứng tên đất theo quy định pháp luật. Trường hợp này, Tòa sẽ tuyên bị đơn phải trả lại tiền mua nhà cho nguyên đơn và phần giá trị tăng thêm của đất tại thời điểm Tòa giải quyết vụ án. Nếu bị đơn đã sử dụng tiền cải tạo, tu sửa, xây mới, tăng giá trị đất thì cấn trừ phần tiền này ra.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trong cả hai trường hợp trên, Tòa thông thường đều trực tiếp hoặc gián tiếp tuyên bố giao dịch nhờ đứng tên đất vô hiệu nhưng lại công nhận thỏa thuận của các bên trong giao dịch này.
Chúng tôi đánh giá quan điểm xét xử của Tòa là đúng và công bằng, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Nhưng hiện tại đang thiếu quy định rõ ràng về vấn đề này trong hệ thống luật để Tòa có thể căn cứ vào đó, có một lập luận vững chắc và thống nhất hơn trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.
Còn trường hợp tranh chấp xảy ra khi người “đứng tên giúp” chuyển nhượng đất cho người thứ ba thì hiện tại, pháp luật quy định đã rõ ràng. Nếu giao dịch đã được thực hiện, đất đã sang tên người thứ ba thì người “nhờ đứng tên giúp” không thể khởi kiện đòi tài sản từ người thứ ba hay người “đứng tên giúp” được mà chỉ có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng đối với người được “nhờ đứng tên giúp” thôi.
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là bài viết tư vấn về Mẫu giấy nhờ đứng tên đất thông dụng nhất. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thẩm quyền bồi thường khi thu hồi đất thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư 247 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:
“Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó, ủy quyền sang tên Sổ đỏ là việc bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên ủy quyền cho người khác thực hiện toàn bộ thủ tục sang tên Sổ đỏ.
Ủy quyền sang tên Sổ đỏ thường được thực hiện dưới 02 hình thức:
– Hợp đồng ủy quyền: Trường hợp các công việc liên quan đến việc định đoạt tài sản như bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn…
– Giấy ủy quyền: Thực hiện các công việc hành chính liên quan đến đăng ký biến động hay xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tại Luật Công chứng và Luật Đất đai hiện nay không có quy định bắt buộc các bên phải công chứng văn bản ủy quyền. Tuy nhiên, do đất đai là tài sản có giá trị lớn, dễ xảy ra tranh chấp, do đó các bên vẫn nên công chứng văn bản ủy quyền sang tên Sổ đỏ để phòng tránh rủi ro về sau.
Căn cứ Điều 42 Luật Công chứng năm 2015, người dân có thể đến bất cứ Văn phòng/Phòng công chứng nào để thực hiện thủ tục công chứng văn bản ủy quyền sang tên Sổ đỏ.