Để chuẩn bị hồ sơ gửi đến các công ty, doanh nghiệp thì người làm hồ sơ cần phải đi khám sức khỏe tổng quát. Giấy khám sức khỏe là yêu cầu bắt buộc phải có trong hồ sơ xin việc. Đây là hình thức kiểm tra định kì giúp người lao động phát hiện sớm các bệnh lý và điều trị kịp thời có các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Vậy giấy khám sức khỏe được hiểu là như thế nào? Mẫu giấy khám sức khỏe chuẩn của Bộ Y tế thông dụng hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Giấy khám sức khỏe là gì?
Giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ xác minh tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân do bệnh viện cung cấp theo một mẫu chung nhất định. Trong giấy khám sức khỏe sẽ có thông tin chi tiết của bệnh nhân, gồm các mục khám riêng lẻ để bác sĩ có thể dễ dàng đưa ra kết luận tình trạng của bệnh nhân.
Giấy khám sức khỏe chỉ thực sự có giá trị sử dụng khi có sự xác nhận của trưởng khoa hoặc bác sĩ khám trực tiếp cho bệnh nhân. Hiện nay có hai loại mẫu giấy khám sức khỏe chuẩn nhất là:
– Mẫu giấy KSK A4 2 mặt.
– Mẫu giấy KSK A3 gập đôi 4 mặt.
Mọi người có thể đi đến bất cứ bệnh viện hoặc cơ sở y tế tại địa phương để khám sức khỏe tổng quát. Khi đi khám, mọi người nhớ đem theo ảnh thẻ để cơ sở y tế xác nhận thông tin cá nhân của mình nhanh hơn.
Những thông tin cơ bản về cách làm giấy khám sức khỏe.
Giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ vô cùng quan trọng và là yêu cầu cơ bản nhất của nhà tuyển dụng đối với các ứng viên. Nhờ vào giấy khám sức khỏe, các đơn vị, công ty có thể nắm được tình trạng sức khỏe của mỗi người, liệu họ có thể đảm nhận các công việc mà công ty giao phó trong quá trình lao động hay không.
Tùy vào môi trường làm việc của các công ty và doanh nghiệp mà sẽ có những yêu cầu riêng về giấy khám sức khỏe khác nhau. Nhìn chung, khi làm giấy sức khỏe xin việc mọi người cần phải đảm bảo đầy đủ các thông tin sau:
Về hình thức | Gồm giấy khám sức khỏe do bệnh viện cung cấp, ảnh thẻ chân dung kích thước 4×6, phông nền trắng, thời hạn chụp không quá 6 tháng |
Về nội dung: | Giấy KSK dành cho đối tượng vừa đủ 18 tuổi trở lên thì khám sức khỏe gồm các mục: – Nội khoa – Ngoại khoa – Phụ khoa (nếu bệnh nhân là nữ) – Tai, mũi, họng – Răng hàm mặt – Da liễu – Xét nghiệm máu – Xét nghiệm nước tiểu. |
Về nội dung giấy KSK dành cho đối tượng dưới 18 tuổi trở xuống thì khám sức khỏe chỉ cần xét nghiệm:
– Mắt
– Tai – Mũi – Họng
– Răng – Hàm – Mặt.
Trong nhiều trường hợp, đơn vị công ty, doanh nghiệp yêu cầu đặc biệt hơn về các mục khám, mọi người có thể nói với bác sĩ chuyên khoa để họ cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe theo mẫu riêng. Bệnh nhân cần cung cấp thông tin rõ ràng để bác sĩ điền chi tiết kết quả vào đơn khám sức khỏe.
Sau khi hoàn thành quá trình khám sức khỏe xong và có kết luận từ bác sĩ, mọi người sẽ được nhận giấy khám sức khỏe, nó sẽ cho biết bệnh nhân đang ở tình trạng nào và đang gặp những vấn đề gì.
Thủ tục khám sức khỏe như thế nào?
– Bước 1: Người có yêu cầu khám sức khỏe nộp hồ sơ khám sức khỏe tại cơ sở khám sức khỏe.
– Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các công việc:
+ Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;
+ Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định;
+ Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được khám sức khỏe đối với trường hợp khám sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Bước 3: Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe cho người được khám sức khỏe, người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);
– Bước 4: Cơ sở khám sức khỏe thực hiện việc khám sức khỏe theo quy trình.
Tải xuống Mẫu giấy khám sức khỏe chuẩn của Bộ Y tế.
Cấp Giấy khám sức khỏe như thế nào?
– Giấy khám sức khỏe được cấp 01 (một) bản cho người được khám sức khỏe. Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều Giấy khám sức khỏe thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:
+ Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy khám sức khỏe đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy khám sức khỏe được nhân bản theo yêu cầu của người được khám sức khỏe;
+ Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy khám sức khỏe bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 14/2013/TT-BYT.
– Thời hạn trả Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ:
+ Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;
+ Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
– Giá trị sử dụng của Giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ:
+ Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
+ Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp người được KSK có xét nghiệm HIV dương tính thì việc thông báo kết quả xét nghiệm này phải theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
Có thể bạn quan tâm:
- Bán giấy khám sức khỏe cho người khác bị xử lý thế nào ?
- Không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên có bị phạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung về “Mẫu giấy khám sức khỏe chuẩn của Bộ Y tế mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cấp phép bay flycam, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục đổi tên căn cước công dân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT, việc khám sức khỏe chỉ được thực hiện tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh đáp ứng hai điều kiện sau đây:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được cấp giấy phép hoạt động.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định để thực hiện việc khám sức khỏe như các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị (phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa phù hợp, cơ sở vật chất và thiết bị thiếu yếu theo quy định) và đủ điều kiện về chuyên môn thực hiện việc khám sức khỏe.
– Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ờ nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc theo vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
– Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp người được khám sức khỏe có xét nghiệm HIV dương tính thì việc thông báo kết quả xét nghiệm này phải theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
Theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT, Giấy khám sức khỏe được cấp cho các đối tượng sau:
Các cá nhân bao gồm người Việt Nam, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ hoặc khám sức khỏe khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác.
Trường hợp người lao động Việt Nam khám sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.