Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con mới năm 2022

31/08/2022
Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con mới năm 2022
574
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi và chồng cũ đã hoàn tất thủ tục ly hôn tại Toà án gần 1 năm nay mà anh ta không cấp dưỡng theo như phán quyết của Toà án. Tôi có tìm hiểu và bây giờ tôi sẽ viết đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con. Tôi muốn hỏi rằng cách soạn thảo đơn ra sao? Nội dung của mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con gồm những gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, trong trường hợp chồng/vợ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì chồng/vợ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con (trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác).

Trong trường hợp chồng/vợ không cấp dưỡng cho con, vợ/chồng có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án nơi vợ/chồng ly hôn để đề nghị Chi cục Thi hành án tiến hành thủ tục yêu cầu chồng/vợ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con
Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu năm 2022 là bao nhiêu?

Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về mức cấp dưỡng như sau:

“Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập; khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng… Khi có lý do chính đáng; mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện; thu nhập của người cấp dưỡng; trong trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Toà án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng để quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, do đó mức cấp dưỡng thường không cao hơn thu nhập của người cấp dưỡng, sẽ dao động trong 15-30% mức thu nhập.

Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, nếu tòa án phán quyết mức cấp dưỡng vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng;thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng; hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con

1. Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự;

b) Gửi đơn qua bưu điện.

2. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

* Nội dung chính của đơn yêu cầu thi hành án:

1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:

a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;

b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;

d) Nội dung yêu cầu thi hành án;

đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

2. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.

Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.

Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.

3. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này

Tải xuống mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con

Không cấp dưỡng cho con sau ly hôn có bị phạt không?

Căn cứ theo mức độ nghiêm trọng, việc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị xử lý hình sự.

+ Về xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 3 Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;

c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;

d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.

+ Về xử lý hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Mẫu đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con mới năm 2022”. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký mã số thuế cá nhân; tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 

Câu hỏi thường gặp

Vợ chồng có thể thoả thuận không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được không?

Câu trả lời là Có. Nếu như người nhận nuôi con đủ khả năng về thu nhập, tài chính để đem tới cho con một sống đầy đủ; ổn định cho đến khi con thành niên và đủ khả năng để kiếm sống tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con với mức thu nhập không quá dư dả; thì pháp luật sẽ xem xét công nhận thỏa thuận của các bên không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Có được thăm nom con khi không cấp dưỡng nuôi con không?

Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; quyền thăm con sau khi ly hôn là quyền mà pháp luật quy định cho người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Do đó; việc người trực tiếp nuôi con viện dẫn việc không cấp dưỡng để ngăn cản quyền này là không đúng với quy định của pháp luật.

Bố chuyển giao nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho người khác được không?

Câu tra lời là Không. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình; có quan hệ huyết thống với nhau; là nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể mà không thể chuyển giao cho người khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.