Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng mới năm 2022

05/05/2022
Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng
914
Views

Theo quy định của pháp luật; chế độ thời giờ nghỉ ngơi của người lao động khá là hợp lý khi được bố trí nghỉ hàng năm; nghỉ giữa ca; nghỉ lễ tết… Tuy đã quy định về các ngày nghỉ như trên nhưng không thể tránh khỏi sẽ có những lúc người lao động có việc riêng và cần nghỉ ngay để giải quyết. Vậy có những trường hợp nào người lao động nghỉ được hưởng nguyên lương? Trường hợp nào nghỉ mà bị trừ lương? Và nội dung mẫu đơn xin nghỉ việc riêng ra sao? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ việc riêng

(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…

(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.

(3) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.

(4) Ghi cụ thể xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Ghi cụ thể nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo xã/phường/ thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(6) Nơi người lao động làm việc: phòng, ban, bộ phận, nhóm…

(7) Chức danh, chức vụ người lao động đảm nhiệm trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

(8) Số điện thoại của chính người lao động xin nghỉ việc riêng.

(9) Nêu chi tiết lý do xin nghỉ việc riêng (có thể nêu một trong các lý do nêu ở trên, phù hợp với mục đích và nhu cầu của người lao động)

(10) (11) Ghi rõ họ tên, chức vụ của người đảm nhiệm phần việc trong thời gian người lao động nghỉ việc riêng.

Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ việc riêng

Các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương

Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động hiện nay; có 03 trường hợp người lao động nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương, cụ thể:

  • Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Trong những trường hợp này; người lao động chỉ cần thông báo để người sử dụng lao động biết và bố trí nhân lực làm việc phù hợp.

Các trường hợp nghỉ việc riêng không hưởng lương

Cũng tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019; người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi:

  • Ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/em ruột chết;
  • Bố hoặc mẹ kết hôn;
  • Anh/chị/em ruột kết hôn.

Ngoài ra; vì một lý do khác; người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương; ví dụ: Bố/mẹ ốm đau, bệnh tật;…

Có thể bạn quan tâm:

Người lao động tự ý nghỉ việc bị xử lý như thế nào?

Hậu quả pháp lý

Khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì phải có các nghĩa vụ sau:

  • Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Ngoài ra khi nghỉ ngang (đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật) thì người lao động cũng không đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp,… theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Phương thức xử lý

Bộ luật lao động 2019 quy định rõ hơn về trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải này như sau: “Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.” cụ thể như sau:

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
  • Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng mới nhất . Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  xin giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nghỉ phép là gì?

Nghỉ phép năm hay ngày nghỉ hàng năm (cách gọi chính xác trong Luật lao động) là một trong những quyền lợi cơ bản và quan trọng mà người lao động (NLĐ) được hưởng trong 1 năm làm việc cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị nào (tức cho người sử dụng lao động (NSDLĐ)).

Ngày nghỉ phép tối đa là bao nhiêu ngày?

Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động. – Số ngày nghỉ theo thâm niên được xác định như sau: Cứ 05 năm làm việc cho một chủ sử dụng thì được tăng thêm 01 ngày.

Người lao động có phải đóng quỹ trợ cấp thôi việc để được hưởng trợ cấp khi thôi việc không?

Câu trả lời là không; Người lao động chỉ có nghĩa vụ đóng các khoản phí liên quan đến bảo hiểm xã hội và phí công đoàn nếu có. Đối với trợ cấp thôi việc người lao động không có nghĩa vụ phải đóng; mà đây là khoản mà người sử dụng lao động phải bỏ ra để trả cho người lao động trong một số trường hợp nhất định theo luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.