Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Kim Anh, hiện nay tôi đang làm việc cho một công ty về truyền thông. Vừa rồi tôi mới phát hiện mình có em bé, tuy nhiên do sức khỏe có phần thất thường nên tôi muốn xin ban lãnh đạo công ty nghỉ để có thể dưỡng thai. Nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên tôi đang không biết viết mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu như thế nào?” , và để hiểu rõ thêm nữa những thắc mắc xoay quanh câu hỏi, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây của đội ngũ chúng tôi:
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Người lao động được nghỉ dưỡng thai trong bao lâu?
Trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động để nghỉ dưỡng thai thì thời gian nghỉ sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau nhưng ít nhất phải bằng thời gian tạm nghỉ do cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh về thời gian tạm nghỉ do công việc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi thì các bên được chủ động thỏa thuận với nhau về thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động mà không giới hạn tối thiểu hay tối đa.
Trường hợp nghỉ dưỡng thai theo diện nghỉ chế độ ốm đau, thời gian nghỉ sẽ do cơ sở khám, chữa bệnh chỉ định nhưng không vượt quá thời gian nghỉ tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Người làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ:
+ Tối đa 30 ngày làm việc: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
+ Tối đa 40 ngày làm việc: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
+ Tối đa 60 ngày làm việc: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
– Người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 được nghỉ:
+ Tối đa 40 ngày làm việc: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
+ Tối đa 50 ngày làm việc: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
+ Tối đa 70 ngày làm việc: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu như thế nào?
Mời bạn tham khảo mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu dưới đây của luật sư X:
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu:
Khi viết mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu, người làm đơn cần lưu ý những điều sau:
- Kính gửi người có thẩm quyền giải quyết đơn (Giám đốc, trưởng phòng,…)
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, vị trí làm việc, chức vụ, số sổ BHXH,…
- Lý do làm đơn (Ghi rõ lý do, thời gian xin nghỉ,…)
- Lời cam kết nhằm thực hiện đúng thời gian xin nghỉ cũng như chịu trách nhiệm trước nguyện vọng của bản thân.
- Các tài liệu kèm theo (Nếu có)
- Ký, ghi rõ họ tên người làm đơn
Nghỉ dưỡng thai yếu có được hưởng lương không?
Việc nghỉ dưỡng thai yếu không nằm trong chế độ thai sản nên dẫn tới nhiều lao động nữ có cùng câu hỏi thắc mắc về việc có được hưởng lương nếu nghỉ như vậy không, và để trả lời cho câu hỏi đó thì theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Theo đó, nếu công việc ảnh hưởng đến việc mang thai thì người lao động hoàn toàn có thể nghỉ dưỡng thai bằng cách tạm hoãn hợp đồng lao động.
Lý do này cũng được điểm d khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019 ghi nhận là một trong những trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động mà không cần sự đồng ý của người sử dụng lao động. Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động, trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, nếu xin tạm hoãn hợp đồng để nghỉ dưỡng thai, lao động nữ sẽ không được công ty trả lương, trừ có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Khi tạm hoãn hợp đồng lao động do công việc ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi, mặc dù không cần người sử dụng lao động đồng ý nhưng người lao động vẫn phải thông báo cho người sử dụng lao động biết và gửi kèm theo giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Trường hợp nghỉ dưỡng thai do bệnh lý cần phải điều trị thì người lao động có thể nghỉ dưỡng thai theo diện nghỉ hưởng chế độ ốm đau. Bởi Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cho phép người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau nếu bị ốm đau mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.
Khi nghỉ chế độ ốm đau, người lao động nghỉ dưỡng thai cũng không được trả lương mà chỉ được thanh toán quyền lợi về bảo hiểm xã hội (theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động).
Xin giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai ở đâu cho chuẩn?
Việc có được một giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai chuẩn vô cùng quan trọng, bởi nó còn liên quan tới các thủ tục giúp cho người phụ nữ khi mang thai được nghỉ ngơi chăm sóc sức khỏe. Vậy giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai hợp lệ phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nào được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT. Theo đó, nếu mang thai mà gặp vấn đề về sức khỏe cần phải nghỉ dưỡng thai, người lao động cần đến các địa điểm hoặc cá nhân sau đây để xin giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai:
– Bệnh viện đa khoa có khoa phụ sản hoặc bệnh viện chuyên khoa phụ sản đã được cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh.
– Bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh và Hội đồng Giám định y khoa.
– Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh được ký giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai do phải điều trị các bệnh lý sản khoa và bệnh lý toàn thân theo phân công của cơ sở khám, chữa bệnh.
Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được cấp bởi các cơ sở khám, chữa bệnh hoặc cá nhân khác không thuộc quy định nêu trên sẽ không được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ hưởng.
Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được xác định thời hạn dựa trên chỉ định riêng của bác sĩ dựa căn cứ vào khỏe của thai phụ nhưng tối đa không quá 30 ngày nghỉ. Trường hợp người lao động muốn nghỉ dưỡng thai dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết hạn, lao động nữ phải tiến hành tái khám để được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai mới (theo khoản 5 Điều 18 Thông tư 56/2017/TT-BYT).
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Tự đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?
- Đi làm sớm sau thai sản cần giấy tờ gì?
- Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc tại công ty như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Như vậy, người lao đọng nữ đang mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của của cơ sở khám bệnh sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Theo khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019, dù nghỉ dưỡng thai theo diện tạm hoãn hợp đồng hay nghỉ chế độ ốm đau thì người lao động đều sẽ không được nhận lương và một số quyền lợi liên quan.
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định về trường hợp ngoại lệ, cho phép các bên thanh toán quyền lợi theo thỏa thuận riêng của các bên hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo đó, nếu có thỏa thuận về việc trả lương hoặc chi trả các khoản hỗ trợ khi nghỉ dưỡng thai thì người lao động sẽ được nhận hỗ trợ từ công ty.
Theo hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH, để được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ, người lao động cần có một trong các giấy tờ sau đây:
– Trường hợp dưỡng thai cần điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
– Trường hợp dưỡng thai chỉ cần điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. Đây cũng là căn cứ quan trọng chứng minh người lao động từng nghỉ dưỡng thai để sau nay hưởng điều kiện thai sản có lợi hơn.
Cụ thể, người lao động trước đó từng nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ chỉ cần đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và tích lũy từ đủ 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản 06 tháng.
Người lao động sau khi hết thời gian nghỉ dưỡng thai và trở lại làm việc phải nộp lại giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho công ty để họ hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục nhận tiền chế độ ốm đau. Thời hạn nộp là 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc (theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội).
Tiền chế độ ốm đau được trả về cho người lao động theo hình thức đã đăng ký, phổ biến nhất là trả tiền mặt thông qua doanh nghiệp hoặc nhận chuyển khoản về tài khoản ngân hàng của người lao động.