Mẫu đơn xin miễn tước giấy phép lái xe mới, chi tiết năm 2022

11/10/2022
Bị tước giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không
516
Views

Chào luật sư, em là sinh viên mới lên thành phố học do chưa thuộc đường và không để ý nên em đã đi vào đường một chiều và bị các anh giao thông vẫy lại. Em bị phạt tiền và tước giấy phép lái xe. Luật sư cho em hỏi em có thể xin miễn tước giấy phép lái xe không ạ? Mẫu đơn xin miễn tước giấy phép lái xe như thế nào?

Chào bạn, Luật sư 247 rất vui khi nhận được câu hỏi của bạn. Chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé

Quy định pháp luật về tước giấy phép lái xe

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông.

Tùy thuộc vào lỗi, người vi phạm có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 24 tháng. Cũng theo đó, trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Mặt khác, tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:

4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Căn cứ các quy định nêu trên, trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe, người vi phạm không được lái xe, nếu vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời gian này mà bị kiểm tra thì sẽ bị xử phạt lỗi không có Giấy phép lái xe.

Các lỗi bị tước giấy phép lái xe máy, xe ô tô

  • Điều khiển xe có liên quan đến trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị tạn;
  • Đi vào khu vực cấm, đường cấm đối với xe máy, xe ô tô;
  • Không nhường đường hoặc gây cản trợ xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
  • Vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông;
  • Không thực hiện theo hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông;
  • Đi ngược chiều, đi vào đường một chiều;
  • Chạy quá tốc độ;
  • Đi xe vào sai làn đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc…;
  • Điều khiển xe lạng lách đánh võng, bốc đầu xe, đua xe;
  • Điều khiển xe khi uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,chất ma túy, chống người thi hành công vụ…

Đối với trường hợp người lái xe sử dụng bằng lái tích hợp nhiều loại phương tiện hoặc nhiều hạng bằng xe thì khi vi phạm người có bằng lái sử dụng phương tiện nào thì bị tước quyền sử dụng bằng lái điều khiển phương tiện đó. Những hạng bằng còn lại được tích hợp trong bằng lái thì vẫn được sử dụng để điều khiển phương tiện trong hạng bằng.

Khi bị tước giấy phép lái xe người bị tước cần phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông, hết thời hạn bị tước bằng mới được phép điều khiển lại phương tiện. Nếu như cố tình vi phạm, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lỗi điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe.

Bị tước giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không
Bị tước giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không?

Mẫu đơn xin miễn tước giấy phép lái xe mới, chi tiết năm 2022

Thời hạn tước Giấy phép lái xe

Điểm a, điểm b khoản 3 Điều 81 Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ quy định:

[…] 3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giừ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ; […]

Theo đó, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước Giấy phép lái xe được xác định như sau:

  • Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ Giấy phép lái xe: Thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực.
  • Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ Giấy phép lái xe: Thời điểm tính thời hạn tước Giấy phép lái xe là thời điểm xuất trình Giấy phép lái xe cho người có thẩm quyền tạm giữ.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; phát hành hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bị tước giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không?

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông.
Tùy thuộc vào lỗi, người vi phạm có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 24 tháng. Cũng theo đó, trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Mặt khác, tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định: “Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe, người vi phạm không được lái xe, nếu vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời gian này mà bị kiểm tra thì sẽ bị xử phạt lỗi không có Giấy phép lái xe.

Xe máy Không có phép giấy xe bị phạt bao nhiêu ?

Mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy
Trường hợp không có Giấy đăng ký xe, phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe.
Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ/CP (sửa đổi bởi điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Trường hợp không mang theo giấy phép lái xe, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
Theo điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, áp dụng xử phạt bổ sung đối với các hành vi sau:
Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
Theo điểm đ khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.