Xin chào Luật sư, tôi là công chức nhà nước đã đến tuổi chuẩn bị về hưu. Tuy nhiên sức khỏe của tôi không cho phép tiếp tục công tác, nên tôi muốn xin phép về hưu sớm. Mà trước đó tôi phải có giấy giảm định y khoa. Mong Luật sư, tư vấn cho tôi về vấn đề này và mẫu đơn cụ thể theo quy định. Mẫu đơn xin giám định y khoa như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Luật sư 247 mong rằng bạn sẽ nhận được câu trả lời hữu ích trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo hiểm Xã hội
Đơn xin giám định y khoa là gì?
Đơn xin giám định y khoa là đơn xin về việc giám định bệnh tật, dị dạng, dị tật liên quan đến người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ. Ngoài ra, việc giám định y khoa còn được sử dụng cho các công ty, để đưa ra quyết định chính xác về việc nghỉ hưu sớm, mất sức lao động, tai nạn lao động … Người lao động thì có thể dựa vào kết quả giám định y khoa để được hưởng các quyền lợi xứng đáng theo quy định của pháp luật.
Khi nào cần mẫu đơn giám định y khoa
Khi các cá nhân cần giám định bệnh tật, dị dạng, dị tật liên quan đến người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ.
Khi cần kết quả giám định để xác định việc nghỉ hưu, suy giảm khả năng lao động,… đối với các công ty, cá nhân.
Căn cứ Điều 55, Điều 108 Luật Bảo hiểm Xã hội, Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH
Mẫu đơn xin giám định y khoa
Hướng dẫn viết đơn xin giám định y khoa
Thông tin cá nhân (bao gồm tên, số CMND hoặc căn cước công dân, ngày sinh và chỗ ở hiện tại)
Người làm đơn ghi rõ ràng và chính xác Số sổ bảo hiểm xã hội hoặc Mã số bảo hiểm xã hội
Tại mục Nghề nghiệp/Công việc: chú ý ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không
Tại mục Đề nghị giám định: ghi rõ loại hình khám giám định (khám lần đầu/tái phát/khám lại/tổng hợp/phúc quyết)
Tại mục Loại hình giám định: ghi rõ một trong các nội dung khám giám định (tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tử tuất/hưởng BHXH 1 lần/hưởng chế độ thai sản)
Tại mục Nội dung giám định: ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị.
Tại mục Đang hưởng chế độ: Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có). Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.
Tại mục Xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã: chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định.
Cuối đơn đề nghị giám định sức khỏe thì người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
Trình tự, thủ tục xin giám định y khoa
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ.
Người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định theo quy định. Hồ sơ nộp trực tiếp tại phòng tiếp nhận hồ sơ y khoa Trung tâm Giám định Y khoa – Pháp y tỉnh;
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ y khoa Trung tâm Giám định Y khoa – Pháp y tỉnh tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ đúng quy định thì vào sổ theo dõi, viết giấy mời đối tượng đến khám giám định;
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo đúng quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ y khoa hướng dẫn đối tượng nộp hồ sơ để hoàn tất theo quy định.
Bước 3: Khám giám định.
- Hồ sơ sau khi nhận được chuyển giao cho các bác sỹ khám để thực hiện các nội dung: Nghiên cứu, lập bệnh án, khám tổng quát, khám chuyên khoa, cận lâm sàng, hoàn chỉnh hồ sơ, có xác định tình trạng dị tật, bệnh tật và dự kiến tỷ lệ;
- Sau đó bác sỹ lập bệnh án tiến hành viết giấy mời cho đối tượng đến Hội đồng để giám định theo thời gian đã quy định;
- Hội chẩn chuyên môn (định kỳ vào chiều ngày 15 hàng tháng, nếu trùng thứ 7 hoặc Chủ nhật có sự dịch chuyển ngày hội chẩn có thông báo trước);
- Mỗi tháng có một phiên họp Hội đồng (định kỳ vào ngày 16 hàng tháng, nếu trùng thứ 7 hoặc Chủ nhật thì có sự dịch chuyển ngày họp và có thông báo trước). Tập thể Hội đồng xét từng trường hợp một, Hội đồng nghe bác sỹ đã chuẩn bị bệnh án báo cáo mọi vấn đề có liên quan (có mặt đương sự). Hội đồng kiểm tra xác nhận ý kiến phát biểu của đương sự rồi mời ra ngoài, sau đó Hội đồng thảo luận và quyết định;
- Bác sỹ lập bệnh án có trách nhiệm dự thảo biên bản theo kết luận của Hội đồng để Phó Chủ tịch Hội đồng phê duyệt trước khi đánh máy. Biên bản giám định của Hội đồng phải có đủ ba chữ ký trong đó ít nhất phải có chữ ký của hai thành viên chuyên môn.
Bước 4: Giao trả kết quả giám định:
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ y khoa giao kết quả giám định cho cá nhân, tổ chức yêu cầu giám định.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Hồ sơ xin giám định y khoa
Thành phần hồ sơ:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc địa phương nơi đối tượng cư trú;
- Giấy đề nghị giám định bệnh, tật;
- Tóm tắt hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh;
- Bản sao các giấy tờ có chứng thực sau:
a) Hồ sơ, bệnh án, giấy ra viện (nếu có);
b) Quyết định hưởng trợ cấp (nếu có);
c) Giấy kết hôn của bố, mẹ;
d) Giấy chứng sinh hoặc Giấy khai sinh;
đ) Hộ khẩu gia đình;
e) Học bạ, bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận đang học và kết quả học tập
(nếu là học sinh);
- Bản chính Chứng minh nhân dân để đối chiếu (nếu có).
(Điểm 3 Điều 2 Thông tư số 03/2014/TT-BYT ngày 20/01/2014; Điểm 3 Công văn số 56/GĐYK ngày 28/02/2012).
Phí, lệ phí khi xin giám định y khoa
Đối tượng đến khám giám định phải nộp các khoản lệ phí như sau:
- Lệ phí khám giám định y khoa thông thường: 1.150.000 đồng (Mục 1 Thông tư số 93/2012/TT-BTC);
- Lệ phí cận lâm sàng (xét nghiệm sinh hoá máu, xét nghiệm huyết học, xét nghiệm nước tiểu toàn phần, siêu âm, điện tim, chụp Xquang) tùy từng đối tượng đến khám và bệnh tật mắc phải mà bác sỹ chỉ định vào phiếu khám. Mức phí áp dụng theo các biểu được đính kèm tại phần III Quyết định công bố này. Cụ thể:
- Biểu phí Giám định Y khoa ban hành kèm theo Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 05/6/2012 của Bộ tài chính;
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn giám sát thi công
- Quy định hát karaoke ngoài trời năm 2023 như thế nào?
- Quy định khoảng lùi xây dựng nhà ở thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Mẫu đơn xin giám định y khoa chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin giám định y khoa” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ max số thuế cá nhân…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Hội đồng Giám định Y khoa tiến hành giám định theo đúng quy trình giám định từ khi tiếp nhận hồ sơ cho đến khi có biên bản kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa với thời hạn sớm nhất nhưng không quá 30 (ba mươi) ngày
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng giám định Y khoa
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Giám định Y khoa – Pháp y
Cơ quan phối hợp: Địa phương nơi đối tượng cư trú.