Mẫu đơn xin giám định thương tật mới 2023

12/01/2023
Mẫu đơn xin giám định thương tật
799
Views

Trong các quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có vị trí đặc biệt trong chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Do đó khi có bất kỳ hành vi xâm phạm đến các quyền con người nói chung, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nói riêng đều bị xử lý rất nghiêm khắc. Do đó, khi một các nhân bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự,… thì có thể tiến hành việc giám định để biết được tỉ lệ thương tật mà mình phải chịu đựng để có căn cứ tố cáo người đã xâm phạm tới mình. Nhưng không phải ai cũng biết cách thức xin giám định thương tật như thế nào. Vậy Mẫu đơn xin giám định thương tật như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ cung cấp cho các bạn Mẫu đơn xin giám định thương tật.

Căn cứ pháp lý

Thương tật trong vụ án hình sự là gì?

Thương tật là những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được điều trị:

– Phần trăm thương tật có vai trò rất quan trọng trong một vụ án hình sự.

– Tỷ lệ thương tật là căn cứ trực tiếp để truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Tỉ lệ này được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật.

– Đây cũng là cơ sở để yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Tránh việc nhầm lẫn giữa thương tật và thương tích khi thương tích là tình trạng vết thương trên cơ thể do do bị tổn thương vì tai nạn, bom đạn hay do các hành vi phạm tội gây nên.

Xác định thời điểm thực hiện thủ tục giám định thương tật

Theo quy định tại Điều 205 và Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì thời điểm có thể trưng cầu giám định xác định tỷ lệ thương tật, cụ thể như sau:

“Điều 205. Trưng cầu giám định

1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu giám định;

e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra”.

 Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về yêu cầu giám định, cụ thể như sau:

“Điều 207. Yêu cầu giám định

1. Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

2. Người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật giám định tư pháp”.

Như vậy khi đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Và khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết việc phải tiến hành trưng cầu giám định.

Giám định thương tật được thực hiện ở đâu

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cá nhân khi bị gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều  trị tại các cơ sở y tế, tuy nhiên, kết luận giám định xác định về tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi được thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập sau: 

– Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự (Bộ công an)

– Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực

– Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuận hình sự của Bộ Quốc phòng, Công an cấp tỉnh.

Như vậy, khi một cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe do hành vi của người khác gây ra muốn xác định về tỉ lệ thương tật cần phải đến một trong những tổ chức này theo quy định của pháp luật. 

Mẫu đơn xin giám định thương tật
Mẫu đơn xin giám định thương tật

Cơ quan có thẩm quyền giám định thương tật 

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp năm 2012 quy định về thẩm quyền ra kết luận giám định tỷ lệ thương tật cụ thể như sau:

“Điều 12. Tổ chức giám định tư pháp công lập

1. Tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.

Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:

a) Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;

b) Trung tâm pháp y cấp tỉnh;

c) Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;

d) Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

3. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:

a) Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;

b) Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.

Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4. Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:

a) Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

b) Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;

c) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

5. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.

6. Tổ chức giám định tư pháp công lập có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

7. Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập quy định tại Điều này”.

Cụ thể cơ quan có thẩm quyền ra kết luận giám định tỷ lệ thương tật gồm các cơ quan sau:

– Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ Y tế, Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

– Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y Tế hoặc Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y Tế

– Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

Mẫu đơn xin giám định thương tật

Hướng dẫn viết đơn đề nghị giám định

(1) Địa điểm viết đơn và ngày tháng năm viết đơn;

(2) Ghi nguyên do dẫn đến tổn thương cơ thể (Ví dụ: Do tai nạn lao động, bị gây thương tích,..)

(3) Cơ quan cảnh sát điều tra; Thanh tra Sở Lao động thương binh xã hội (Đối với trường hợp bị tai nạn lao động)

(4),(5) Ghi họ tên, địa chỉ thường trú theo thông tin trên Căn cước công dân;

(6),(7),(8) Ghi theo Hồ sơ bệnh án;

(9) Trình bày cụ thể, chi tiết nguyên nhân hoặc sự việc dẫn đến việc bị thương tật/thương tích/tai nạn,…(Thời gian xảy ra vụ việc, nguyên nhân xảy ra hoặc ai là người gây thương tích, vì sao gây thương tích,..)

(10) Người viết đơn phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn đó; Trường hợp người viết đơn là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu đơn xin giám định thương tật” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến . Nếu quý khách hàng còn phân vân về dịch vụ đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Giám định thương tật hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật phải có trách nhiệm trả chi phí giám định cho tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật.

Giám định tư pháp là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật giám định tư pháp năm 2012 quy định Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp. 

Nhưng trường hợp phải giám định là gì?

Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định bao gồm: 
– Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
– Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
– Nguyên nhân chết người;
– Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
– Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
– Mức độ ô nhiễm môi trường.
Như vậy, bị người khác cố ý gây thương tích đã thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định để xác định chính xác mức độ thương tật. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.