Mẫu đơn xin chuyển trại giam năm 2022

24/08/2022
Mẫu đơn xin chuyển trại giam
1190
Views

Xin chào Luât sư 247, tôi bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù vì tội lái xe sau khi đã uống rượu bia gây chết người. Nay đã được 02 năm kể từ ngày ấy, tôi có mong muốn được chuyển trại giam để gần gia đình thì có được không? Mẫu đơn xin chueyenr trại giam hiện nay là gì? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp vấn đề này mời bạn hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu và giải đáp qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Trại giam là gì?

Trại giam có nhiều tên gọi khác nhau như nhà tù, dưới thời phong kiến còn gọi là nhà lao, ngục, chuồng cọp,.. trong đó trại giam và nhà tù được dùng phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, “trại giam” là thuật ngữ chính thức và có giá trị pháp lý hiện hành.

Trước hết, cần hiểu rõ như sau:

Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm:

  • Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);
  • Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);
  • Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);
  • Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu)

Như vậy, trại giam là một trong các cơ quan thi hành án hình sự.

Tại Quy chế Trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 60-CP ngày 16-9-1993 của Chính Phủ (hết hiệu lực toàn bộ), đã giải thích rằng: “Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân. Người đang chấp hành hình phạt tù gọi là “phạm nhân”. Cho đến khi Luật Thi hành án hình sự 2010 ra đời, và bây giờ là Luật Thi hành án hình sự 2019 thì khái niệm về trại giam được giải thích ngắn gọn hơn: “Trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù…” (Khoản 1 điều 17).

Khái niệm này phải được hiểu kết hợp với khái niệm về thi hành án phạt tù, theo đó, thi hành án phạt tù  là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo. Như vậy, về cơ bản khái niệm được quy định trong Nghị định số 60 và Luật Thi hành án hình sự là không có sự khác nhau về bản chất.

Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân trong trại giam

1. Phạm nhân có các quyền sau đây:

a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;

c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;

d) Được lao động, học tập, học nghề;

đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;

e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;

g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;

k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

2. Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;

c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;

d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định;

đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khácthì phải bồi thường.

3. Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Phạm nhân có được xin chuyển trại giam không?

Mẫu đơn xin chuyển trại giam
Mẫu đơn xin chuyển trại giam

Tại Khoản 3 Điều 12 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an:

Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án, đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng.

Và tại Khoản 3 Điều 11 Luật này cũng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Trong đó có:

Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì pháp luật chưa quy định về việc cho phép phạm nhân chấp hành án tại nơi mà phạm nhân hoặc gia đình phạm nhân mong muốn. Mà đó là quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý thi hành án hình sự.

Gia đình có được xin chuyển trại giam cho phạm nhân không?

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an trong đó có quy định việc đưa người bị kết án phạt tù có quyết định thi hành án của tòa án đến nơi chấp hành án hoặc điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền của cơ quan Quản lý Thi hành án hình sự Bộ Công an. Có quy định.

Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc đưa phạm nhân đến nơi chấp hành án theo mong muốn nguyện vọng của gia đình phạm nhân.

Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu quản lý, giam giữ, công tác giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật và chính sách nhân đạo của Nhà nước, thì Thủ trưởng Cơ quan Quản lý Thi hành án hình sự Bộ Công an có thể xem xét, đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án, điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với một số trường hợp cá biệt như:

  • Con gia đình liệt sỹ;
  • Con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
  • Bản thân phạm nhân là thương binh;
  • Có công với nước hoặc đã lập công giúp lực lượng Công an ngăn chặn, điều tra, khám phá tội phạm hoặc lập công lớn trong quá trình chấp hành án, bảo vệ an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;
  • Phạm nhân bị bệnh nặng do cơ quan y tế cấp tỉnh trở lên kết luận trong hồ sơ bệnh án;

Những trường hợp này phạm nhân phải có đơn có xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam, trưởng nhà giam giữ và gia đình phạm nhân phải có đơn đề nghị có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

Trường hợp gia đình hỏi không rõ gia đình có nằm trong những trường hợp các biệt nêu trên không. Nếu không, hiện tại, pháp luật chưa quy định về việc đưa phạm nhân đến nơi chấp hành án theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình phạm nhân.

Mẫu đơn xin chuyển trại giam

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Mẫu đơn xin chuyển trại giam“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến phí dịch vụ công chứng tại nhà; Giấy phép sàn thương mại điện tử; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trại giam được tổ chức như thế nào?

a) Trại giam có phân trại, khu giam giữ, nhà giam; công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; khu lao động, dạy nghề do trại giam quản lý; công trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công tác tại trại giam;
b) Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân.
Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởngphải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định.

Nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam trong thi hành án hình sự?

1. Trực tiếp quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam theo quy định của Luật này.
2. Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân.
3. Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Phạm nhân đang có con nhỏ sống chung trong trại giam có phải đi lao động hay không?

Tại Khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định các trường hợp phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
4. Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, không phải tất cả các phạm nhân có con nhỏ đều được nghỉ lao động, trường hợp phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận thì mới được nghỉ lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.