Mẫu đơn xác nhận mất biên bản vi phạm giao thông

24/08/2022
Mẫu đơn xác nhận mất biên bản vi phạm giao thông
1464
Views

Dạ thưa Luật sư, tôi vi phạm hành chính vì hành vi vượt đèn đỏ nhưng do sơ suất mà tôi đã làm mất biên bản vi phạm giao thông. Trường hợp của tôi sẽ bị xử lý như thế nào ạ? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi ạ!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định về biên bản vi phạm giao thông cũng như hướng dẫn Mẫu đơn xác nhận mất biên vi phạm giao thông. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Biên bản vi phạm giao thông là gì?

Hiện nay pháp luật nước ta chưa quy định cụ thể về biên bản vi phạm giao thông nhưng giao thông là một trong những lĩnh vực quản lý của nhà nước nên có thể coi biên bản vi phạm giao thông là một loại biên bản vi phạm hành chính. 

Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi nhận lại diễn biến, kết quả của một hoạt động, sự việc vi phạm hành chính đã sảy ra về mặt thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, trình tự và nội dung kết quả cuối cùng. Vậy biên bản vi phạm giao thông là gì ?

Biên bản vi phạm giao thông là văn bản ghi nhận lại những diễn biến, thời gian, địa điểm, đối tượng thực hiện, trình tự, nội dung,…của một hành vi vi phạm pháp luật giao thông đã được diễn ra trên thực tế. chính là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

Các trường hợp vi phạm pháp luật giao thông phải lập biên bản

Các trường hợp vi phạm pháp luật giao thông phải lập biên bản được ghi nhận tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể là tại khoản 3 Điều 82 như sau:

– Thời điểm kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông có hoặc không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các loại giấy tờ bao gồm: Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Bảo hiểm dành cho phương tiện…và đối với các hành vi vi phạm giao thông được quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

– Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ không phải lập biên bản, các hành vi vi phạm không thuộc trường hợp nêu trên phải lập biên bản (Căn cứ vào khoản 1 Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

– Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản ( căn cứ theo khoản 2 Điều 56).

Từ quy định trên, đối với các hành vi vi phạm giao thông nhưng không bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền hơn 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm giao thông tại chỗ thì bị lập biên bản. Lập biên bản theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm giao thông bị phạt hiện nhờ sử dụng camera giám sát hành trình hoặc các phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ.

Mẫu đơn xác nhận mất biên bản vi phạm giao thông
Mẫu đơn xác nhận mất biên bản vi phạm giao thông

Mất biên bản vi phạm giao thông, nộp phạt và lấy giấy tờ xe thế nào?

Theo quy định, người vi phạm giao thông trước khi đi nộp phạt sẽ đến Phòng/ Đội Cảnh sát giao thông nơi làm việc của đồng chí Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt bạn theo đúng ngày hẹn trong biên bản để nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi đi, bạn mang theo CMND/CCCD và biên bản xử phạt.

Trường hợp làm mất biên bản xử phạt, để nộp phạt và lấy lại giấy phép lái xe thì người vi phạm phải làm đơn cam đoan (ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ và ngày, giờ mất biên bản) có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

Lưu ý, người vi phạm có thể phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp nếu nộp chậm. Cụ thể, theo khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020:

“1. Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”.

Tải xuống mẫu đơn xác nhận mất biên bản vi phạm giao thông

 

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Mẫu đơn xác nhận mất biên bản vi phạm giao thông“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh,làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bao nhiêu?

Căn cứ điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi vượt đèn đỏ.
(Trước đây, mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ của người điều khiển xe gắn máy là 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng)
Đồng thời, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vượt đèn đỏ còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô?

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Nộp phạt vi phạm giao thông ở đâu?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
– Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu rơi vào các trường hợp tại mục (1) hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện,…).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.