Mẫu đơn tố cáo tập thể mới năm 2022

23/05/2022
Mẫu đơn tố cáo tập thể mới năm 2022
1308
Views

Chào Luật sư, Từ giai đoạn từ tháng 10 -12 năm 2022; tôi có tham gia vào một nhóm hoạt động từ thiện có tên là X; chuyên đi giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên sao một khoảng thời gian đóng góp tiền bạc và công sức cho hoạt động thiện nguyện; tôi thấy rằng đây là một tổ chức trá hình; chuyên đi lấy mác làm từ thiện nhằm lừa tiền người khác tiêu sài cá nhân. Nay tôi muốn tố cáo tập thể họ trước cơ quan nhà nước. Mong luật sư chỉ cách cho tôi viết mẫu đơn tố cáo tập thể mới năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi một tổ chức hoạt động có nhiều vấn đề avf gây bức xúc đến các nhân chiụ ảnh hưởng. Thì việc viết một lá đơn tố cáo hành vi phạm tội của họ là điều đương nhiên. Với mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trước khi quá trễ và tránh ảnh hưởng đến nhiều người.

Để có thể tìm hiểu về vấn đề cách viết mẫu đơn tố cáo tập thể mới năm 2022. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật tố cáo 2018

Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Tố cáo

Tố cáo là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo năm 2018 thì:

Tố cáo là sự thể hiện quyền của mỗi công dân trong việc phát hiện và báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, cơ quan tổ chức nào gây thiệt hại; hoặc trường hợp có thể đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp tổ chức, cơ quan, cá nhân khác.

Đơn tố cáo tập thể

Quyền tố cáo được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật tố cáo năm 2018 thì:

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

  • Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo:

  • Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
  • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận; giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo; hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật; thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại; thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo:

– Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức; do mình quản lý trực tiếp.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức; viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp.

  • Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình; công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức; viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp.

  • Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ; cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục; Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

  • Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan; tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

  • Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

  • Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân

  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án; Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, công chức khác do mình quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Tòa án nhân dân cấp huyện.

  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức; do mình quản lý trực tiếp.
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Chánh án; Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan; tổ chức do mình quản lý trực tiếp; của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân

  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; công chức khác do mình quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.

  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp.
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của Viện trưởng; Phó Viện trưởng Viện kiểm nhân dân cấp cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức khác do mình quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp; của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Kiểm toán nhà nước

Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của công chức, viên chức, đơn vị trong Kiểm toán nhà nước.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước

  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Quốc hội khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Văn phòng Quốc hội; cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
  • Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp mình.

Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu Chủ tịch; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

  • Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ; công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp và của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước do người có thẩm quyền bổ nhiệm người đó giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập

  • Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc; công chức, viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đơn vị do mình quản lý trực tiếp.

  • Người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, công chức, viên chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của đơn vị sự nghiệp công lập do mình quản lý trực tiếp.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước

  • Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền sau đây:

a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc; hoặc người khác do mình bổ nhiệm;

b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do mình quản lý trực tiếp.

  • Người đứng đầu cơ quan nhà nước được giao quản lý doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; kiểm soát viên do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp trong doanh nghiệp nhà nước.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội

Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội căn cứ vào nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Luật này hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ trong tổ chức mình; hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của tổ chức, đơn vị do mình quản lý.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ; công vụ mà không phải là cán bộ; công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Mẫu đơn tố cáo tập thể mới năm 2022
Mẫu đơn tố cáo tập thể mới năm 2022

Mẫu đơn tố cáo tập thể mới năm 2022

Khi muốn tố cáo một ai đó; người tố cáo cần sử dụng mẫu Đơn tố cáo đúng chuẩn về hình thức và đầy đủ về nội dung.

Mẫu đơn tố cáo tập thể mới năm 2022 được viết dựa trên mẫu tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo 2018.

Tiếp nhận đơn tố cáo:

– Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung; thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

– Người tố cáo phải ký tên; hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

– Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo; hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên; hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản; trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo; hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên; hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan; tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.

Hướng dẫn viết đơn tố cáo tập thể:

Theo quy định của Luật Tố cáo, trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:

– Ngày, tháng, năm tố cáo;

– Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

– Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

– Tập thể bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

– Người tố cáo phải ký tên; hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Cách điền mẫu Đơn tố cáo nêu trên như sau:

(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

(2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Thông tin cá nhân của người làm Đơn tố cáo;

(10) (11) (12) (13) (14)Thông tin cá nhân của người bị tố cáo

(15) Tên của hành vi. Chẳng hạn: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…

(16) Nội dung cụ thể sự việc, hành vi vi phạm; xâm phạm quyền và lợi ích gì; căn cứ pháp lý xác định hành vi; chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại…

  • Có thể gửi kèm những bằng chứng xác thực để chứng minh hành vi vi phạm và thiệt hại gây ra để tăng sức thuyết phục của Đơn tố cáo.
  • Người tố cáo ký tên; hoặc điểm chỉ vào cuối đơn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi (1): ……………………………………………………………………………..

Họ và tên tôi (2): ……………………………….…… Sinh ngày (3):……………………..

Chứng minh nhân dân số (4): ………………………

Ngày cấp (5): …./…/……. Nơi cấp (6): ………………………

Hộ khẩu thường trú (7): …………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại (8):………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ (9): ………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Tập thể: (10)………………………………………………………………………………………….

Người đứng đầu/Người đại diện/Người chịu trách nhiệm quản lý: (11)……………………

Thuộc tổ chức: (12) …………………………………………………………………………

Chịu sự quản lý/trực thuộc: (13)……………………………………………………………………….

Địa chỉ: (14)………………………………………………………………………………..

Vì tập thể (10) ……………….. đã có hành vi (15) ………………………………………………………..

Sự việc cụ thể như sau (16):

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của tập thể ………….. (10) có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 ….., ngày … tháng… năm 20…

   Người tố cáo    

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tải mẫu đơn tố cáo tập thể mới năm 2022

Mời bạn đọc xem trước mẫu đơn tố cáo tập thể mới năm 2022 và tải xuống tại đây.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn tố cáo tập thể mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quyền và nghĩa vụ của người nộp đơn tố cáo tập thể

– Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý; hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật; hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
– Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
đ) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Quyền và nghĩa vụ của tập thể nộp đơn tố cáo tập thể

– Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;
b) Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được nhận kết luận nội dung tố cáo;
d) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
e) Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
g) Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
b) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
d) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Tiếp nhận ban đầu của phía cơ quan khi bạn nộp đơn tố cáo tập thể

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm; hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
– Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
– Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
– Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.