Tiền lương được hiểu là thù lao mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động làm việc tại công ty, doanh nghiệp của mình. Tiền lương hiện nay thường sẽ được chi trả bằng tiền mặt hoặc có thể là hiện vật trả khi người làm công một cách đều đặn, cho thời gian làm việc hoặc cho lao động thực tế, cùng với thù lao trong khoảng thời gian không làm việc. Pháp luật quy định người sử dụng lao động phải chi trả tiền lương đúng quy định cho người lao động đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Khi không trả lương đúng như thỏa thuận, người lao động có quyền khiếu nại việc không trả lương này. Nội dung bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn đọc Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương mới năm 2023 và quy định pháp luật có liên quan, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Đơn khiếu nại công ty không trả lương dùng để làm gì?
Đơn khiếu nại không trả lương là mẫu đơn do cá nhân/người lao động gửi cho Cơ quan, chủ thể, bộ phận có thẩm quyền được áp dụng trong trường hợp người khiếu nại muốn đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại việc không trả lương cho người khiếu nại, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Trong đơn khiếu nại không trả tiền lương phải nêu được những thông tin của cá nhân( người lao động). nguyên nhân, lý do dẫn đến viết đơn, nội dung đề nghị của cá nhân đối với Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.
Đơn khiếu nại không trả lương là văn bản dùng để ghi chép lại những thông tin của cá nhân( người lao động). nguyên nhân, lý do dẫn đến viết đơn, nội dung đề nghị của cá nhân đối với Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Hơn thế nữa đơn khiếu nại là căn cứ pháp lý để cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc trả lương cho cá nhân ( người lao động) theo đúng quy định của pháp luật.
Tiền lương có chức năng như thế nào?
Tiền lương là sự trả công được biểu hiện bằng tiền của người sử dụng lao động cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, tiền lương được trả cho người lao động bao gồm mức lương theo công việc hoặc mức lương theo chức danh, phụ cấp và những khoản bổ sung khác.
+ Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm.
+ Chức năng kích thích: Trả lương một cách hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả.
+ Chức năng tích lũy: Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro.
+ Chức năng tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài; có hiệu quả cho quá trình sau. Tiền lương của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ. Như vậy, tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động.
Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương mới năm 2023
Hướng dẫn ghi Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương
Phần kính gửi đơn khiếu nại không trả lương thì người làm đơn phải ghi rõ tên của cơ quan, tổ chức, chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý những nội dung đề nghị.
Phần nội dung của đơn khiếu nại không trả lương: yêu cầu người làm đơn cung cấp đầy đủ, chính xác và chi tiết nhất những thông tin của cá nhân( người lao động). nguyên nhân, lý do dẫn đến viết đơn, nội dung đề nghị của cá nhân đối với Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Người làm đơn cùng cần cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm.
Cuối đơn khiếu nại không trả tiền lương thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
Công ty được nợ lương nhân viên tối đa bao lâu?
Pháp luật hiện nay quy định rõ người sử dụng lao động phải trả lương đầy đủ, đúng hạn cho người lao động, quy định này được cụ thể hóa tại Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019. Các bên giao kết hợp đồng lao động có thể thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc khoán, cụ thể như sau:
– Trường hợp trả lương theo thời gian:
+ Hưởng lương theo giờ, ngày, tuần: Được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
+ Hưởng lương tháng: Được trả lương 01 lần/tháng hoặc nửa tháng một lần, thời điểm trả lương do các bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
– Trường hợp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán: Lương được trả theo kỳ hạn đã thoả thuận của hai bên.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định cho phép người sử dụng lao động được chậm trả lương cho người lao động trong trường hợp nhất định. Điều này được ghi nhận tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;…
Như vậy, trong trường hợp vì lý do bất khả kháng, người sử dụng lao động đã tìm đủ mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn thì có quyền chậm trả lương nhưng không quá 30 ngày.
Quy trình khiếu nại công ty nợ lương năm 2023
Theo quy định hiện nay, trong trường hợp công ty không trả lương, người lao động thực hiện quyền khiếu nại theo trình tự như sau:
– Khiếu nại lần đầu: Người lao động gửi đơn khiếu lại lần đầu đến người sử dụng lao động, yêu cầu trực tiếp ban lãnh đạo công ty giải quyết tiền lương.
Theo đó, người lao động phải gửi đơn khiếu nại trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động bị khiếu nại.
Trường hợp người lao động không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì lý do ốm đau, thiên tại, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại (theo quy định tại Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
– Khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu (30 ngày kể từ ngày thụ lý hoặc 40 ngày kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc phức tạp) không được giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thời hạn giải quyết như sau (theo Điều 28 Nghị định 24/2018/NĐ-CP):
– Không quá 45 ngày (vụ việc phức tạp không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý;
– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày (vụ việc phức tạp không quá 90 ngày), kể từ ngày thụ lý.
Trường hợp đã khiếu nại lần hai mà không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ … đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về chi phí hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô mới năm 2023
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán năm 2023
- Chuyển đất ở sang đất sản xuất kinh doanh có phải xin phép hay không?
Câu hỏi thường gặp:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động được quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:
– Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
– Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
Trường hợp doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả (lương ngừng việc) của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục vay vốn để trả lương ngừng việc hoặc lấy ý kiến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để thống nhất thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
– Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
– Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
– Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.