Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng mới năm 2022

05/09/2022
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng mới năm 2022
415
Views

Xin chào Luật sư 247. Em đang có thắc mắc liên quan tới quy định pháp luật về thuế giá trị gia tăng, mong được Luật sư giải đáp. Em muốn hỏi rằng những trường hợp nào được hoàn thuế giá trị gia tăng, điều kiện và thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng như thế nào? Cách soạn thảo mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 219/2013/TT-BTC

Ai phải nộp thuế giá trị gia tăng?

Theo quy định tại Điều 4 Luật giá trị gia tăng 2008 (được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP) quy định người nộp thuế như sau:

– Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.

– Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng:

+ Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

+ Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.

+ Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng.

Đối tượng nào chịu thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ quy định tại điều 3 luật thuế GTGT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013) thì “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của  luật thuế GTGT”.

Do đó, để trở thành đối tượng chịu thuế GTGT thì hàng hóa đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi sau: hoặc là sản xuất, hoặc là kinh doanh hoặc là tiêu dùng ở Việt Nam; dịch vụ đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi hoặc là kinh doanh hoặc là sử dụng ở Việt Nam. Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ thuế GTGT không quan tâm đến hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà chỉ quan tâm đến giá trị tăng thêm của đối tượng chịu thuế.

Trường hợp nào được hoàn thuế giá trị gia tăng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 một số quy định được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 như sau:

Các trường hợp hoàn thuế

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:

2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.

3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

4. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, những trường hợp được quy định trên sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành.

Tải xuống mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng

Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng

Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:

Điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT

1. Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 Điều 18 Thông tư này phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

2. Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.

3. Thủ tục hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo quy định đó, tổ chức, cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng phải đáp ứng các điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng như:

– Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền

– Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật

– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán

– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng mới năm 2022. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký trích lục khai sinh trực tuyến, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, Trích lục ghi chú ly hôn…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định như thế nào về thuế giá trị gia tăng?

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định khái niệm thuế giá trị gia tăng như sau:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Ngoài tên gọi thuế giá trị gia tăng, còn có cách gọi thông thường khác là thuế VAT.”

Thuế giá trị gia tăng có đặc điểm gì?

– Là loại thuế gián thu
– Là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn
– Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ
– Số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế

Mức thuế suất 0% thuế GTGT áp dụng trường hợp nào?

Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:
a) Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
b) Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;
c) Dịch vụ cấp tín dụng;
d) Chuyển nhượng vốn;
đ) Dịch vụ tài chính phái sinh;
e) Dịch vụ bưu chính, viễn thông;
g) Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác;
Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.