Trong quá trình lao động; người ao động không thể tránh khỏi những lúc mắc phải bệnh nghề nghiệp; đặc biệt là các ngành nghề nguy hiểm; độc hại. Trong khi đó; chi phí khám chữa bệnh nghề nghiệp lại cao; nhiều bệnh đòi hỏi tốn nhiều thời gian; công sức; tiền bạc. Vậy làm thế nào để người lao động có thể được hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp? Mức hỗ trợ là bao nhiêu? Và các loại bệnh nghề nghiệp nào sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả? Tất các những vấn đề trên sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết: Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp. Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn, vệ sinh lao động
- Nghị định 88/2020/NĐ-CP
- Thông tư số 15/2016/TT-BYT
Nội dung tư vấn
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp
Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp
(1) Ghi tên tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nơi người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội.
(2) Đánh dấu X vào ô trống □ các nội dung đề nghị hỗ trợ và ghi cụ thể số tiền tương ứng với mỗi nội dung đề nghị.
(3) Chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt và ghi cụ thể như sau:
- Nếu chọn hình thức chuyển khoản; thì ghi đầy đủ thông tin tài khoản của người lao động đề nghị được hỗ trợ;
- Nếu lựa chọn hình thức trả bằng tiền mặt; thì chỉ được lựa chọn 01 phương thức nhận tiền và đánh dấu X vào ô trống □ tương ứng.
(4) Chỉ được lựa chọn một hình thức và đánh dấu X vào ô trống □
Tải xuống mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp
Luật sư X mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu đơn này!
Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Theo Điều 16, Nghị định 88/2020 của Chính phủ điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động cụ thể:
– Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động; khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.
Mức hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Điều 17, Nghị định này cũng quy định mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả; nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.
2. Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Có thể bạn quan tâm:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội chi trả
Thông tư số 15/2016/TT-BYT; 34 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội chi trả khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 46 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015; bao gồm:
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.
7. Bệnh hen nghề nghiệp.
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.
31. Bệnh lao nghề nghiệp.
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.
34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh nghề nghiệp . Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động, danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.
Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động không tốt, có thể kể đến như:
– Làm việc trong điều kiện khí hậu vượt quá giới hạn chịu đựng bình thường của cơ thể người.
– Làm việc trong điều kiện bị hạn chế về ánh sáng.
– Làm việc trong điều kiện tiếng ồn sản xuất thường xuyên vượt quá mức giới hạn nghe của tai.
– Làm việc trong điều kiện rung động tác động thường xuyên với các thông số có hại đối với cơ thể con người.
– Làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với khói bụi sản xuất, khí ô nhiễm, đặc biệt là bụi độc như bụi ôxít silíc, bụi than, quặng phóng xạ, bụi crôm.
– Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các chất độc, tiếp xúc lâu với các chất hóa học kích thích.
– Làm việc trong điều kiện có tác dụng của tia phóng xạ nguy hiểm, các chất phóng xạ và đồng vị, các tia rơn ghen.
– Làm việc trong điều kiện có tác dụng thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn như tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao.