Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả; nhưng trên thực tế tình trạng xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức độ rất phổ biến. Việc đăng ký sáng chế; bảo vệ chính quyền và lợi ích của mình là rất quan trọng. Chính vì vậy; Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: Mẫu đơn đăng ký sáng chế mới nhất năm 2022 và tải xuống văn bản này!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ-văn bản hợp nhất 2019
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
Nội dung tư vấn
Mẫu đơn đăng ký sáng chế
Đơn đăng ký sáng chế là mẫu văn bản dùng trong thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; mà theo đó chủ thể sẽ soạn thảo mẫu đơn theo quy định để đăng ký sáng chế của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhằm giúp cho sản phẩm do mình tạo ra được bảo hộ bởi luật sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế
Để thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế; bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể:
- 02 Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu của Cục SHTT;
- 02 bản mô tả sáng chế (được viết theo hướng dẫn bao gồm hình ảnh hoặc bản vẽ kỹ thuật);
- Bản tóm tắt sáng chế;
- Yêu cầu bảo hộ sáng chế;
- Chứng từ nộp phí và lệ phí;
- Giấy ủy quyền (nếu thực hiện thông qua đai diện sở hữu công nghiệp);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có);
Tải xuống mẫu đơn đăng ký sáng chế
Mời bạn đọc xem trước và tải xuống mẫu đơn!
Hướng dẫn viết mẫu đơn đăng ký sáng chế
– Mục tên sáng chế:
Ở phần này bạn sẽ ghi tên của đối tượng đăng ký sáng chế mà chủ sở hữu đặt; phải đảm bảo tên được ghi trong mục này trùng khớp với tên gọi được ghi nhận trong các giấy tờ khác của đơn đăng ký.
– Mục chủ đơn:
- Tại đây bạn chỉ cần ghi đầy đủ các thông tin cá nhân liên quan đến chủ sở hữu; bao gồm các nội dung chủ yếu như: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh; số chứng minh thư, địa chỉ thường trú, quốc tịch; số điện thoại, email liên hệ…
- Trong trường hợp chủ đơn lại chính là tác giả thì lưu ý đánh dấu x vào ô có nội dung này.
- Nếu chủ đơn gồm nhiều chủ thể khác nhau thì nội dung này sẽ ghi thông tin của chủ thể đầu tiên.
– Mục đại diện của chủ đơn:
Ở phần này bạn điền thông tin khi đơn đăng ký sáng chế được thực hiện bởi người đại diện.
– Mục tác giả:
Điền đầy đủ các thông tin liên quan đến tác giả của sáng chế.
– Các mục yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; yêu cầu thẩm định nội dung; chuyển đổi đơn: Nếu có yêu cầu thì tích dấu x vào ô có nội dung tương ứng.
– Mục phí và lệ phí: Đánh dấu x vào nội dung những khoản phí và lệ phí đã nộp theo quy định.
– Cam kết của chủ đơn: Tại đây chủ đơn hoặc người đại diện làm đơn theo ủy quyền của tác giả sẽ trực tiếp ký tên; nếu là pháp nhân thì đóng dấu công ty.
– Phần trang bổ sung: Đây sẽ là trang mà chủ đơn liệt kê thông tin của các tác giả còn lại trong trường hợp tác giả là nhiều cá nhân hoặc là pháp nhân.
Lưu ý đối với đơn đăng ký sáng chế
Để đảm bảo đơn đăng ký sáng chế được hợp lệ; bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
– Đơn đăng ký sáng chế phải đáp ứng các quy định chung; được quy định cụ thể trong Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
– Nội dung của đơn phải rõ ràng, chỉ rõ đối tượng được đăng ký bảo hộ ở đây là gì?
– Đảm bảo đối tượng được đăng ký sáng chế phải phù hợp với quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ.
- Đối tượng được đăng ký sáng chế bao gồm các sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể; như các máy móc, thiết bị, chi tiết máy, các bộ phận lắp ráp…
- Ngoài ra đối tượng được đăng ký sáng chế còn tồn tại dưới dạng các quy trình hoặc các phương pháp mang tính kỹ thuật; sản xuất… được áp dụng vào trong vận hành của máy móc; hoạt động sản xuất nhằm đem lại được nhiều lợi ích; đạt hiệu quả cao trong công việc.
– Đơn đăng ký sáng chế phải được trình bày thống nhất được quy định tại Điều 101 Luật sở hữu trí tuệ như:
- Một đơn chỉ được yêu cầu đăng ký sáng chế cho một đối tượng duy nhất
- Một đơn chỉ được yêu cầu đăng ký sáng chế có một nhóm đối tượng có thể là đối tượng dùng để tạo ra đối tượng còn lại hoặc dùng để thực hiện; sử dụng đối tượng còn lại.
Nơi nộp đơn đăng ký sáng chế?
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị đơn đăng ký sáng chế theo hướng dẫn phía trên; thì bạn tiến hành nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
- Tại Hà Nội: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Tại TP Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Vậy có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế qua bưu điện không? Câu trả lời là có. Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ bằng cách gửi qua đường bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu đơn trình báo công an mới nhất năm 2022
- Mẫu báo cáo tiến độ thực hiện dự án mới nhất năm 2022
- Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn đăng ký sáng chế mới nhất năm 2022“.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009; Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định; bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Đăng ký bảo hộ sáng chế là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp chủ sở hữu xác lập độc quyền của mình đối với sáng chế đó; ngăn chặn hành vi xâm phạm sáng chế.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính mới;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.