Trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh sẽ thay đổi cơ quan quản lý Bảo hiểm xã hội để thuận tiện cho người lao động và cả cơ quan có thẩm quyền quản lý tại địa điểm mới. Thủ tục chuyển địa điểm đóng BHXH được thực hiện như thế nào? Soạn thảo mẫu công văn xin chuyển quận đóng BHXH ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Công văn xin chuyển quận đóng BHXH là gì?
Công văn xin chuyển quân đóng BHXH là văn bản được sử dụng để thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi quận đóng bảo hiểm xã hội.
Trước khi chuyển nơi đóng bảo hiểm xã hội công ty phải hoàn tất việc đóng BHXH, BHYT, giải quyết các chế độ và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đến thời điểm di chuyển để chấm dứt quan hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội cũ.
Căn cứ để chuyển quận đóng BHXH là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH ; Quyết định 505/QĐ-BHXH thì đơn vị có thay đổi Đăng ký kinh doanh sang địa bàn quận, huyện hoặc tỉnh khác cần làm thủ tục để chuyển nơi tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Lưu ý trước khi chuyển đối với doanh nghiệp:
– Chậm nhất, vào ngày 15 của tháng cuối cùng trước khi chuyển đi, đơn vị lập danh sách các phát sinh tăng, giảm (biểu A1a-TS, D02-TS…) nộp cho cơ quan BHXH nơi đi.
– Trước ngày 5 của tháng giảm doanh nghiệp thực hiện thu hồi thẻ BHYT còn giá trị nộp cho cơ quan BHXH nơi đi, trường hợp không trả thẻ thì phải lập danh sách bổ sung giá trị thẻ còn lại.
– Doanh nghiệp thanh toán đầy đủ tiền BHXH, BHYT đến tháng chuyển đi, lập thủ tục chốt sổ và nộp hồ sơ giải quyết chế độ cho người lao động tại BHXH nơi đi dứt điểm đến thời điểm chuyển đi.
– Kịp thời đăng ký tham gia BHXH, BHYT ngay từ tháng tiếp theo tại BHXH nơi đến (nộp hồ sơ đăng ký ngay, đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng đầu tiên để được cấp thẻ BHYT cho người lao động), không chờ phải giải quyết xong những tồn tại với cơ quan BHXH cũ.
Tải xuống mẫu công văn xin chuyển quận đóng BHXH.
Thủ tục chuyển quận đóng BHXH như thế nào?
Bước 1: Đơn vị căn cứ Đăng ký kinh doanh mới để làm Công văn đề nghị về việc chuyển nơi đăng ký đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN). Công văn kèm bản sao ĐKKD gửi trực tiếp đến cơ quan BHXH quận, huyện, tỉnh đang quản lý đơn vị (BHXH nơi đi).
Đơn vị Lưu ý Thực hiện đối chiếu tăng giảm (D02-LT, hsđt 600), nộp đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN trước tháng chuyển đi (trước ngày gửi Công văn – nên vào khoảng ngày 20-25 của tháng).
Bước 2: Cơ quan BHXH nơi đi thực hiện làm Biên bản làm việc với đơn vị chuyển quận, huyện trong tỉnh hoặc Biên bản xác nhận các số liệu đã thực hiện về BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN (đối với đơn vị chuyển sang tỉnh khác). Sau đó BHXH nơi đi làm Công văn gửi cơ quan BHXH cấp tỉnh đề nghị cho đơn vị chuyển địa bàn tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN.
Bước 3: Căn cứ công văn đề nghị và hồ sơ kèm theo do BHXH nơi đi gửi cơ quan BHXH cấp tỉnh nơi đi để đề nghị cho đơn vị chuyển địa bàn tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN.
Bước 4: Cơ quan BHXH cấp tỉnh nơi đi căn cứ hồ sơ đúng theo quy định thực hiện ban hành Công văn cho phép đơn vị được chuyển địa bàn tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN.
Đối với đơn vị chuyển quận, huyện trong tỉnh: cơ quan BHXH cấp tỉnh làm công văn gửi BHXH quận, huyện cho phép các đơn vị đã đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN chuyển quận, huyện theo thời điểm đề nghị hoặc từ ngày mùng 01 tháng tiếp theo. Trường hợp đơn vị nợ thì phải thực hiện đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN rồi mới được chuyển đi từ tháng tiếp theo tháng đóng đủ.
Đối với đơn vị chuyển sang địa bàn tỉnh khác: Đơn vị phải thực hiện đóng đủ BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN đến hết tháng chuyển đi. BHXH cấp tỉnh nơi đi căn cứ hồ sơ ban hành Công văn cho phép đơn vị chuyển nơi đóng đến BHXH quận, huyện, tỉnh nơi đến (gửi BHXH quận huyện nơi đi, nơi đến và đơn vị).
Bước 5: Căn cứ vào Công văn được chuyển quận, huyện, tỉnh, đơn vị thực hiện báo Giảm lao động tại BHXH nơi đi ngay trong tháng cuối và báo Tăng lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN tại BHXH nơi đến theo quy định.
Lưu ý:
- Đơn vị có lao động đang hưởng chế độ BHXH như thai sản, nghỉ ốm: vẫn phải báo Tăng mới (TD) như bình thường, sau đó thực hiện báo Nghỉ thai sản (TS), Nghỉ ốm (OF), Nghỉ Không lương (KL) có ghi chú rõ lý do để không bị truy thu BHYT do báo giảm chậm.
- Đối với đơn vị chuyển trong tỉnh: có thể đề nghị giữ lại nơi KCB theo thẻ BHYT cũ (Ghi chú rõ lý do và mã KCB cũ khi TM).
- Đối với đơn vị chuyển tỉnh khác: phải thực hiện đăng ký lại nơi KCB theo Danh sách Bệnh viện, cơ sở KCB trong tinh nơi đến và Danh sách Bệnh viện, cơ sở KCB nơi đi cho phép tỉnh khác đăng ký tại tháng được chuyển.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
- Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng như thế nào?
- Trường hợp người lao động không được nhận bảo hiểm xã hội một lần
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu công văn xin chuyển quận đóng BHXH mới năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: tờ khai trích lục hộ tịch, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833.102.102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng 5 chế độ cơ bản; cụ thể là: Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất.
So với người lao động tham gia BHXH tự nguyện; thì người lao động tham gia BHXH bắt buộc có thêm 3 chế độ là chế độ ốm đau; thai sản và chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ vào điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định như sau:
Đối với người lao động:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03;
Đối với người lao động nước ngoài có thêm Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.