Hiện nay trong nhiều trường hợp để ngăn chặn việc bị rò rỉ các thông tin quan trọng nên khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động có liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ nên nhiều doanh nghiệp thường sẽ đưa ra yêu cầu người lao động phải cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh. Vậy việc cam kết này có hợp pháp hay không? Và mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh như thế nào? Luật sư 247 sẽ gửi đến bạn đọc những quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Bí mật kinh doanh là gì?
Bí mật kinh doanh là những thủ thuật được sử dụng để kinh doanh, đây được xem như một loại tài sản của công ty và được bảo mật một cách tối đa để tránh việc sao chép thực hiện theo. Cụ thể, theo khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2009) có giải thích bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Có được thỏa thuận không làm việc cho đối thủ hay không?
Mọi công dân đề có quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Đây một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013. Trên tinh thần đó, khoản 1 Điều 10 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 (có hiệu lực 01/01/2021) đã nêu rõ:
Người lao động có quyền tự do chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Đồng thời khoản 6 Điều 9 Luật Việc làm 2013 cũng quy định:
Nghiêm cấm hành cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, người lao động có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc ở bất cứ đâu trên cơ sở pháp luật không cấm mà không ai được phép cản trở, gây khó khăn.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động, khoản 2 Điều 21 BLLĐ năm 2019 đã ghi nhận nội dung sau:
Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Trên cơ sở quy định này, nhiều doanh nghiệp và người lao động đã tiến hành ký cam kết về việc không làm việc cho đối thủ trong một thời gian nhất định để đảm bảo người lao động không thể tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ của doanh nghiệp cho đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù có vẻ như cam kết này đã xâm phạm quyền tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động. Nhưng nếu người lao động đã tự nguyện ký vào bản cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì đồng nghĩa người lao động đã lựa chọn từ bỏ quyền này.
Vì vậy, trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đều tự nguyện xác lập cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì đây được coi là thỏa thuận hợp pháp. Nếu vi phạm cam kết, người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động theo mức phạt đã thỏa thuận.
Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp đối thủ bị xử lý như thế nào?
Bí mật kinh doanh là một trong những nội dung quan trọng nhất khi các doanh nghiệp làm ăn trong thương trường. Đây chính là bí quyết để tạo dựng sự thành công của một số doanh nghiệp lớn trên thị trường. Vậy khi người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp đối thủ bị xử lý như thế nào? Về vấn đề này được pháp luật quy định như sau:
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh, cụ thể như sau:
Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Căn cứ khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức, đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Theo đó người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp đối thủ sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng và tối đa đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
– Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
– Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Ngoài ra còn chịu hình thức xử phạt bổ sung như:
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
– Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh mới năm 2023
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh mới năm 2023“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về lệ phí chuyển đổi đất ao sang đất ở, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp như thế nào đối với người lao động?
- Trường hợp nào nhà chung cư phải dỡ để xây dựng lại năm 2023
- Thời gian ly thân bao lâu thì có thể ly hôn?
Câu hỏi thường gặp:
Cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp là một văn bản được ký kết bởi hai bên là người sử dụng lao động và người lao động. Đây có thể coi như một bản hợp đồng bảo mật thông tin. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật lao động 2019 thì Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật lao động 2019:
Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Như vậy, người lao động khi liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh thì phải thực hiện đúng yêu cầu thỏa thuận của hai bên và sẽ phải bồi thường trong trường hợp vi phạm.