Biên bản thỏa thuận là văn bản được dùng để ghi lại những nội dung được các bên tham gia cùng đồng ý, thống nhất để lấy cơ sở thực hiện một công việc nào đó. Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên theo quy định mới nhất năm 2022? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên
Hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm cụ thể về biên bản thỏa thuận. Có thể hiểu, biên bản thỏa thuận là văn bản được dùng để ghi lại những nội dung được các bên tham gia cùng đồng ý, thống nhất để lấy cơ sở thực hiện một công việc nào đó.
Biên bản thỏa thuận thường chứa những điều khoản ghi nhận cam kết mà các bên tham gia (thường là 02 bên) muốn hướng tới. Ngoài ra, trong Biên bản thỏa thuận có thể chứa các nội dung như phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ, phương thức hoạt động.
Cách viết biên bản thỏa thuận giữa hai bên
Một mẫu Biên bản thỏa thuận chuẩn sẽ bao gồm đầy đủ các phần sau: thông tin các bên tham gia thỏa thuận, mục đích và nội dung, tóm tắt các điều khoản đã thỏa thuận, chữ ký của các bên liên quan.
Khi các bên xảy ra tranh chấp, Biên bản thỏa thuận sẽ trở thành một chứng cứ thuyết phục để giải quyết tranh chấp. Vì thế, nội dung Biên bản càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu thì việc giải quyết tranh chấp càng dễ dàng bấy nhiêu.
Theo Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, hợp đồng và bản thỏa thuận đều hình thành từ sự thoả thuận, thống nhất ý chí của các bên và cùng có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
Để biết hợp đồng và biên bản thỏa thuận có giống nhau không, các bên có thể căn cứ vào các nội dung ghi nhận trên biên bản để xem có bản chất tương tự như ợp đồng hay không.
Nhưng khi lập biên bản thỏa thuận sẽ gặp khó khăn hơn vì sẽ không thể công chứng khi có yêu cầu.
Tải mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên
Tham khảo mẫu biên bản thỏa thuận dưới đây:
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu biên bản thỏa thuận giữa hai bên – Tải xuống mẫu biên bản”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, xin xác nhận độc thân, mã số thuế cá nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin hợp pháp hóa lãnh sự, tạm ngừng doanh nghiệp…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
- Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế cần bao gồm những nội dung sau:
– Tên mẫu biên bản: thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế, văn bản phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế…
– Địa điểm lập mẫu biên bản: tại phòng công chứng số, tại nhà số…
– Thông tin cá nhân của người lập biên bản: họ và tên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú…
– Thông tin của người để lại di sản và di sản: loại tài sản, giá trị…
– Nội dung thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế: đồng ý để lại tài sản này cho ông A, tài sản mang tên bà B…
– Cam đoan của các bên: hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, cưỡng ép…
– Ghi nhận lưu trữ văn bản: văn bản này được lập thành… lưu giữ tại…
– Ghi rõ số vào sổ công chứng, quyển số…
– Người lập văn bản (các đồng thừa kế) ông bà ký tên/ điểm chỉ
– Công chứng viên ông bà đóng dấu/ ký tên
Biên bản thỏa thuận giữa hai bên có giá trị pháp lý, được pháp luật thừa nhận nếu:
– Mục đích và nội dung của biên bản thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– Những người tham gia biên bản thỏa thuận đều có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và hoàn toàn tự nguyện.
– Thỏa thuận không bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe doạ, cưỡng ép hay xác lập tại thời điểm mà cá nhân đó không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
– Hình thức của biên bản thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật dân sự: bằng văn bản, bằng lời nói, bằng hành vi…