Mẫu báo cáo dư luận xã hội mới năm 2022

21/08/2022
Mẫu báo cáo dư luận xã hội mới năm 2022
839
Views

Để ghi lại những vấn đề nổi cộm trong dư luận xã hội và phản ánh một cách chân thực nhất một vấn đề đời sống xã hội lên cơ quan có thẩm quyền thì mẫu báo cáo dư luận xã hội được sử dụng tới. Mẫu báo cáo dư luận xã hội được tạo ra như thế nào? Cách soạn thảo mẫu báo cáo dư luận xã hội ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Mẫu báo cáo dư luận xã hội là gì?

Dư luận xã hội là những ý kiến phán xét, đánh giá của một nhóm người, một tập thể hay toàn xã hội trước vấn đề có tính thời sự đem đến thu hút, sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện thông qua nhận định hay hành động cụ thể của con người.

Báo cáo dư luận xã hội là văn bản tổng hợp trình bày những ý kiến, đánh giá nhìn nhận của dư luận xã hội về những vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội.

Mẫu báo cáo dư luận xã hội
Mẫu báo cáo dư luận xã hội

Tải xuống và xem trước mẫu báo cáo dư luận xã hội.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn viết mẫu báo cáo dư luận xã hội.

Thông thường nội dung báo cáo sẽ bao gồm các phần như sau:

Về kinh tế: Ví dụ: thời điểm giữa năm 2021 kinh tế bị ảnh hưởng do dịch bệnh covid 19, rất nhiều các doanh nghiệp, nhà máy ngừng sản xuất, hoạt động vận chuyển, buôn bán cũng đang bị ngưng lại, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ hầu như phải đóng cửa vì dịch bệnh, ngành du lịch và ngành hàng không chịu tác động nặng nề của dịch bệnh…

Về chính trị: Ví dụ: Dư luận đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân hết sức quan tâm, đồng tình tới việc triến khai các kế hoạch, chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, bộ y tế…

Về tình hình dịch bệnh Covid 19: Ví dụ: Dư luận hết sức quan tâm đến tình hình dịch bệnh covid 19 và tình hình chống dịch ở khắp cả nước, hiện nay người dân đã rất đồng tình và thực hiện tiêm vác- xin, xét nghiệm covid ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố HCM…

Về văn hóa xã hội: Ví dụ: dư luận xã hội đang hết sức quan tâm đến đạo đức, ứng xử của nghệ sỹ liên quan đến vấn đề tiền từ thiện, hầu hết dư luận mong muốn các nghệ sỹ công khai minh bạch trong vấn đề này…

Về Quốc phòng an ninh: Dư luận cũng hết sức quan tâm đến các vấn đề về quốc phòng an ninh, an ninh biên giới…

Ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với việc xây dựng pháp luật như thế nào?

Dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng pháp luật, đồng thời nó phát hiện ra những thiếu hụt, khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật, giúp nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật.

Để có được các văn bản pháp luật sát với thực tế thì các văn bản quyết định quản lý hành chính nhà nước phải đúng đắn, có tính khả thi cao, mọi chủ trương, chính sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp lòng dân và không được nhân dân ủng hộ, mọi bất cập, lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật sẽ đều được bộc lộ thông qua dư luận xã hội.

Chẳng hạn với Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau làn sóng đình công phản đối mạnh mẽ điều 60 Luật BHXH của giai cấp công nhân, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND TP HCM đã kiến nghị việc sửa đổi Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của công nhân.

Đến đây có thể thấy rằng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất kịp thời trong việc khắc phục những sai xót, thiếu hụt của Luật để từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của người dân lao động, chính nhờ sự đấu tranh của công nhân lao động đã tạo lên một làn sóng dư luận mạnh mẽ phản hồi ý kiến đến các cơ quan xây dựng pháp luật để từ đó, họ lắng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc hơn, phân tích những mặt đúng mặt sai của sự phản đối đó và đồng thời kịp thời sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật để trả lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người công nhân.

Nếu như không có sự đấu tranh mạnh mẽ, không có sức ép của dư luận xã hội thì điều luật này sẽ thực sự bất cập và nó sẽ không đạt được tính hiệu quả khi áp dụng vào đời sống thực tiễn.

Dư luận xã hội là một sức mạnh tinh thần trong xã hội, nó không mang tính pháp lý nhưng lại có sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội, tạo ra cho mỗi con người có cơ hội, khả năng thổ lộ và bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình một cách công khai đối với các vấn đề, các hiện tượng có liên quan đến lợi ích và đời sống cộng đồng xã hội. Ngày nay, khi mà vai trò của quần chúng nhân dân được coi trọng, nền dân chủ xã hội được mở rộng thì vai trò và hiệu lực của dư luận càng được nâng cao, đặc biệt là trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu báo cáo dư luận xã hội mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách nộp tờ khai quyết toán thuế tncn onlinethủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Dư luận xã hội là gì?

Dư luận xã hội là những ý kiến phán xét, đánh giá của một nhóm người, một tập thể hay toàn xã hội trước vấn đề có tính thời sự. Dư luận xã hội đem đến cho con người sự thu hút nhất định, sự quan tâm và thể hiện hành động của con người về vấn đề thời sự đó.

Chủ thể của dư luận xã hội là gì?

Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội. Dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến của đa số cũng như ý kiến của thiểu số. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích mà nền tảng gắn kết họ lại với nhau lại là những đặc điểm tâm lí, nhận thức chung giữa họ.

Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn?

Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội. Nhưng tin đồn khác với dư luận xã hội ở chỗ tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của các nhân mang nó. Mà tin đồn “chỉ là tin tức về sự việc, sự kiện, hay hiện tượng có thể có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác”.
Tin đồn là dạng thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng về sự trung thực và do đó chủ thể của tin đồn không được rõ ràng. Ngược lại, dư luận xã hội là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó. Tin đồn có thể chuyển hóa thành dư luận xã hội khi trên cơ sở của tin đồn người ta đưa ra những phán xét bày tỏ thái độ của mình; khi thông tin được kiểm chứng và các nhóm xã hội có thể được tiếp cận với nguồn thông tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con đường công khai.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.