Mất bằng lái xe có phải thi lại hay không? Bằng lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng đối với những người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Nhưng với một bằng lái xe khá nhỏ nên việc mất, thất lại là điều không thể tránh khỏi. Vậy Mất bằng lái xe có phải thi lại hay không? Sau đây là giải đáp của Luật sư 247 về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật giao thông đường bộ 2008;
Nội dung tư vấn
Quy định mới nhất về bằng lái xe
Bằng lái xe còn được gọi là giấy phép lái xe; và được phân thành 2 loại: Giấy phép lái xe không xác định thời hạn và giấy phép lái xe xác định thời hạn.
Giấy phép lái xe không xác định thời hạn, gồm các hạng sau:
– Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
– Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên; và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
– Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Giấy phép lái xe xác định thời hạn; và mỗi loại hạng bằng lái sẽ có những thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nhất định, gồm các hạng sau:
– Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
– Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
– Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
– Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải; máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
– Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
– Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
– Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
Giấy phép lái xe có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.
Vậy Mất bằng lái xe có phải thi lại hay không? Sẽ tùy thuộc vào loại giấy phép lái xe có thời hạn hay không có thời hạn. Sau đây là giải đáp cụ thể về vấn đề này.
Mất bằng lái xe có phải thi lại hay không?
Việc cấp lại giấy phép lái xe được thực hiện trong trường hợp; Giấy phép lái xe gần hết hạn (đói với giấy phép lái xe có thời hạn); người lái xe có bằng lái mà bị mất (tùy vào trường hợp). Để giải đáp thắc mắc Mất bằng lái xe có phải thi lại hay không? Ta tập chung vào trường hợp thứ 2 “người lái xe có bằng lái mà bị mất”.
Trường hợp 1: Giấy phép lái xe có thời hạn bị mất
*Đối với người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe và không cần thi lại
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định; trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam); hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam; hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ; chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên; (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
*Đối với người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:
– Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;
– Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Vậy “Mất bằng lái xe có phải thi lại hay không?” trường hợp này buộc phải thi lại.
Trường hợp 2: Mất giấy phép lái xe không xác định thời hạn
Trường hợp này được xét tương tự như trường hợp mất giấy phép lái xe có thời hạn và giấy đó còn thời hạn sự dụng. Cho nên trường hợp mất giấy phép lái xe không xác định thời hạn chỉ làm thủ tục cấp lại và không thi lại. Với hồ sơ đề nghị cấp lại như sau:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định;
– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định; trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam); hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam; hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Trên đây là giải đáp về thắc mắc “Mất bằng lái xe có phải thi lại hay không?”. Nếu có thắc mắc liên quan đến thủ tục cấp lại giấy phép lái xe hãy liên hệ đến hotline 0833102102 để được hỗ trợ.
Bài viết liên quan
Quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính có lấy lại được bằng lái xe không?
Chở hàng cồng kềnh tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Người đi bộ có bị xử phạt vi phạm giao thông hay không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Căn cứ Điều 61 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:
– Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
– Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
– Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
– Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
– Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
Căn cứ Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.